Khôi phục Vườn chuối sau mùa mưa bão

Thứ Tư, 25 Tháng Chín, 2024 159 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Bà con lưu ý tuyệt đối không bón đạm, Kali và phân chuồng cho cây trồng chưa hồi phục sau ngập úng vì cây không hấp thu được còn gây lãng phí, phản tác dụng.

Để khắc phục vườn chuối bị gãy đổ bà con có thể tham khảo một số cách dưới đây:

I. Thu dọn, làm vệ sinh vườn chuối. 

    • Tận thu quả chuối và thân cây dùng làm thức ăn cho người và vật nuôi rồi đào rãnh luống sâu 30 – 40cm để hạ thấp mực nước ngầm trong vườn, tránh cho thân cây chuối bị úng sinh lý. Sau đó thu dọn sạch các tàn dư thực vật, rắc vôi bột mặt luống đề phòng ngừa nấm bệnh xâm nhập vào các tầng canh tác gây hại rễ cây. Đồng thời ta tiến hành vớt dọn, rêu, bèo các vật cản trên sông trục tạo điều kiện để tiêu thoát nước nhanh. 

Chuối bị thiệt hại do bão số 3

    • Đối với các vườn chuối bị đổ gãy hoàn toàn, chúng ta cần dùng dao cắt vát tạo thành góc nghiêng với thân gốc khoảng 45 độ và cách mặt đất 40 – 45cm. Sau đó dùng nước vôi xử lý lên vết cắt đề phòng bệnh xâm nhập. Khi gốc cây bật mầm, chăm sóc tích cực, khoảng 8 -13 tháng cây sẽ cho thu hoạch quả. 

    • Với những vườn chuối bị đổ nhẹ, cắt bỏ các lá già, lá khô, lá rách xước cùng những bẹ cây bị thoái hoá. Sau đó bà con cần tiến hành khơi đất để nới lỏng vùng rễ cây còn bám chặt trong đất rồi dựng thẳng cây, cắm cọc chống giữ cố định cây. Kết hợp xử lý với thuốc Alimet, Rồng Đỏ 350.

II. Chăm sóc

    • Bón gốc 20 – 25kg phân hữu cơ hoai mục hoặc 3 – 4kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5kg lân + 0,5kg vôi bột + 1kg đạm ure + 1kg Kali Clorua. Trong đó phân hữu cơ, phân lân và vôi bột bà con có thể bón ngay sau khi chuối bắt đầu hồi phục. 

    • Đạm + Kali chia ra bón 5 lần:
        • Lần 1 khi cây phục hồi hoặc bật chồi được 1 tháng bón 10% phân đạm + 10% kali.

        • Lần 2 cách lần 1 khoảng 1 tháng), bón 10% lượng đạm + 10% Kali.

        • Lần 3 cách lần 1 khoảng 3 tháng bón 20% đạm + 20% kali.

        • Lần 4 cách lần 1 khoảng 5 tháng, bón 30% đạm + 30% Kali.

        • Lần 5 cách lần 4 khoảng 2 tháng bón nốt số phân còn lại. 

    • Bón lá khi cây chuối phục hồi 3,5 tháng) 2 lần cách nhau 10 ngày phun NPK 10 -8 -8 + Chất bám dính và sau trổ buồng 10 ngày phun Super K + Chất bám dính HPC. Lưu ý, dừng bón đạm và Kali trước thu hoạch quả từ 20 – 25 ngày.

Vườn chuối bị ngã rạp sau bão số 3

    • Tỉa mầm nhánh: chọn để lại mỗi cây khoảng 1- 2 cây con khỏe, cao dưới 1m, lá chưa xoè rộng và nằm cùng hàng với cây mẹ. Các nhánh khác phải cắt bằng mặt đất, khoét bỏ đỉnh sinh trưởng. 

    • Thường xuyên dọn vệ sinh vườn chuối, cắt bỏ những lá già, lá bị sâu bệnh.

    • Bao buồng quả bằng túi Pe rỗng đáy khi nải quả cong, lá bắc chưa mở. Gò buồng để nải quả chuối cong đều. Chống đổ ngã bằng cách dùng cọc tre buộc chéo dâu nhân chống vào cổ buồng chuối và thân tạo thế đứng chân kiềng. 

III. Phòng trừ sâu bệnh gây hại

    1. Bệnh Chùn ngọn: là bệnh do virus gây nên chủ yếu phòng trừ bằng biện pháp canh tác như: Vệ sinh vườn thường xuyên, luân canh chuối với các ngô, lạc. Có  thể phun thuốc BVTV DT Ban Cày, Aki Siêu nhện, Để phòng trừ rệp cào thời kỳ cây chuối sinh trưởng mạnh. 

    1. Bệnh đốm lá: Bà con cần cắt bỏ, tiêu huỷ kịp thời các lá chuối bị bệnh, phun một số loại thuốc trừ nấm bệnh như: DT Kin Bul, Vua Nấm Bệnh, Azol, Alimet, Thần Y,…

Bao buồng chuối bằng túi PE phòng ngừa sâu bệnh

    1. Bệnh thán thư: Bao buồng quả bằng túi PE, vệ sinh tạo sự thông thoáng cho vườn chuối, không trồng với mật độ quá dày, Sử dụng phun  DT Kin Bul, Vua Nấm Bệnh, Azol, Alimet,Xử lý quả sau thu hoạch bằng Tả Liên Sơn

    1. Sâu đục thân chuối: Bà con cần luân canh chuối với các cây rau mà khác, cắt bỏ những lá chuối bị thoái hóa, xử lý sạch cỏ thu gom tiêu huỷ tàn dư thực vật. Bà con cũng cần xử lý hố trồng chuối bằng thuốc có hoạt chất Furadan,… Bẫy sâu trưởng thành bằng cách lấy đoạn thân chuối giả dài 1m chẻ dọc chia 4 rồi úp xuống đất cạnh các khóm chuối, mỗi khóm khoảng từ 1 đến 2 bậy và bắt giết sâu trường thành vào sáng sớm. 

    1. Tuyến tùng thường phát sinh khi đất tơi xốp, giàu mùn. Bà con có thể xử lý bằng cách bón 0,3kg vôi vào hộc chuối trước khi trồng. Tăng cường bón phân hữu cơ, phân vi sinh. Cày sâu cùng với phơi kiệt đất trước khi trồng. Ngoài ra bà con nên dùng thêm chế phẩm Trichoderma hoăc Chitosan,…

IV. Thu hoạch

    • Kiểm tra buồng chuối nếu quả đã căng, đều, gờ cạnh không nổi rõ, núm quả teo nhỏ, vỏ quả chuyển màu xanh sáng thì chúng ta nên tiến hành thu hoạch. Bà con nên thu hoạch từ 8h sáng đến tầm 3h chiều. Cắt buồng chống ngược cuống. Sau 1 -3 ngày cắt nải ra và đưa đi tiêu thụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0966.753.735
Chat Facebook
Gọi điện ngay