Rệp sáp là một trong những loại dịch hại nguy hiểm trên cây cà phê, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng
1. Nhận diện rệp sáp trên cây trồng ?
– Rệp sáp có danh pháp khoa học: Planococcus citri là một loài rệp trong họ Pseudococcidae, chúng ký sinh trên các loài cây ăn trái có múi cũng như các loại cây công nghiệp gây thiệt hại cho nông nghiệp.
– Rệp sáp là loài côn trùng chích hút, cơ thể có hình oval hơi tròn, chiều dài 2,5 – 3,5 mm, chiều rộng 1,8 – 2,0 mm, xung quanh cơ thể có 18 cặp tua ngắn, cặp thứ 17 dài hơn các cặp khác. Trên cơ thể của rệp sáp có nhiều bột sáp trắng nhưng vẫn còn vệt ngang theo ngấn các đốt. Nếu gạt bỏ lớp bột sáp ra cơ thể rệp sáp có màu hồng nhạt, nâu nhạt hay vàng nâu.
– Rệp non hình bầu dục, mới nở có màu vàng hồng, di chuyển rất nhanh. Sau khi nở vài ngày trên mình rệp xuất hiện một lớp sáp màu trắng. Khi rệp càng lớn thì khả năng di chuyển càng giảm dần, đặc biệt là rệp trưởng thành hầu như không di chuyển.
– Rệp sáp thường sinh sản vô tính. Vòng đời của rệp sáp trung bình 40 – 50 ngày.
2. Triệu chứng rệp sáp hại trên cây cà phê
– Cây cà phê bị rệp sáp gây hại thì có nhiều nấm muội đen trên chùm quả, cành và lá cà phê. Xuất hiện nhiều kiến bò trên cây, do kiến bị thu hút bởi chất dịch ngọt mà rệp tiết ra
– Rệp sáp gây hại từ thời điểm ra hoa đến hết lúc thu hoạch quả. Rệp sáp gây hại mạnh trong đầu các tháng mùa khô và mùa mưa, giảm mạnh trong thời điểm giữa mùa mưa
– Rệp sáp cũng có mối quan hệ cộng sinh với các loại kiến tương tự như các loại rệp vảy xanh và rầy nâu. Vòng đời của rệp sáp hại quả từ 26 – 40 ngày, giai đoạn trứng kéo dài từ 5-7 ngày rệp đẻ trứng vào các chùm hoa, chùm quả non. Một con rệp mẹ có thể đẻ 500 trứng theo từng lứa, rệp non bò ra. Sau khi nở từ 2-3 ngày và tìm nơi sống cố định
– Trên rễ cây: Rệp sáp ẩn nấp trong đất, bám vào rễ cây, đặc biệt là ở những vùng đất có độ ẩm cao. Trên thân, cành, lá và quả rệp sáp bám vào thân, cành non và lá, tạo thành từng đám trắng giống như bông gòn. Xuất hiện lớp chất dính do rệp tiết ra, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, khiến lá và quả bị phủ một lớp đen, cản trở quá trình quang hợp.
3. Mức độ nguy hại của rệp sáp với cây cà phê:
Hút nhựa cây, làm cây suy yếu
– Rệp sáp bám chặt vào rễ, thân, cành, lá và quả để hút nhựa, làm cây mất nước và dinh dưỡng. Khi mất đi nguồn dinh dưỡng cần thiết, cây bị suy yếu, chậm phát triển, dẫn đến lá vàng, cành khô và năng suất giảm mạnh.
– Cây cà phê nhiễm nặng có thể bị rụng hoa, rụng quả non thậm chí chết cành nếu không được kiểm soát kịp thời
Làm giảm chất lượng quả cà phê
Rệp sáp tấn công quả làm quả bị còi cọc, phát triển không đồng đều, dễ rụng.
Quả bị khô héo hoặc biến dạng, làm giảm chất lượng hạt cà phê, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thương phẩm. Khi nhiễm nặng, cả chùm quả có thể bị bao phủ bởi rệp sáp, dẫn đến mất mùa.
Gây hại gián tiếp:
– Rệp sáp tiết ra chất thải ngọt (mật ngọt), tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm giảm khả năng quang hợp của cây.
– Rệp sáp có thể truyền một số bệnh virus cho cây cà phê, gây hại nghiêm trọng.
– Rệp sáp và kiến có mối quan hệ cộng sinh. Kiến bảo vệ rệp sáp khỏi thiên địch và di chuyển rệp sáp sang các bộ phận khác của cây, làm tăng mức độ lây lan.
4. Biện pháp khắc phục:
Về biện pháp canh tác:
– Thường xuyên thăm vườn có kế hoạch kiểm tra hằng tuần, hằng tháng. Cắt tỉa cành lá để tạo độ thông thoáng, loại bỏ cành bị nhiễm rệp nặng và tiêu hủy chúng. Đồng thời, dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật xung quanh gốc cây để giảm nơi trú ẩn của rệp và kiến.
– Bón phân cân đối và tưới nước đầy đủ, đặc biệt trong mùa khô, để cây phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu với rệp sáp
– Tưới nước hợp lý, hạn chế tưới tràn lan tạo điều kiện cho kiến và rệp phát triển. Phun nước áp lực mạnh vào những vị trí có rệp bám.
Về biện pháp sinh học
– Bảo vệ và nuôi thiên địch như: bọ rùa ăn rệp ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành, ong kí sinh kí sinh trứng và ấu trùng lên rệp sáp, bọ mắt vàng ăn trứng và ấu trùng rệp sáp
– Dùng nấm ký sinh để tiêu diệt rệp sáp: Nấm xanh (Metarhizium anisopliae) – Tiết enzyme phá hủy cơ thể rệp. Nấm trắng (Beauveria bassiana) – Lây nhiễm và tiêu diệt rệp hiệu quả.
Về biện pháp hóa học sử dụng các hoạt chất như sau:
– Tiếp xúc & vị độc: Chlorpyrifos Ethyl, Cypermethrin (tê liệt thần kinh rệp).
– Lưu dẫn: Thiamethoxam, Imidacloprid, Acetamiprid (thẩm thấu, diệt từ bên trong).
– Xông hơi: Dichlorvos (DDVP) (hơi độc, diệt nhanh).
– Sinh học: Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae (nấm ký sinh, an toàn).
– Dầu khoáng: (Petroleum Oil) (làm ngạt rệp, hỗ trợ thuốc hóa học).
Một số sản phẩm của Công ty TNHH NNCNC Đức Thành, bà con có thể tham khảo để phòng trừ rệp sáp hiệu quả:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Phương pháp thủy canh, trồng cây không cần đất có thực sự hiệu quả?
Phân bón lá có thực sự hiệu quả? Khi nào nên sử dụng phân bón lá?
Nguyên tố Bor trong nông nghiệp
Magie Nitrat – Chìa khóa giúp cây khỏe mạnh!
Hoạt chất GLUFOSINATE AMMONIUM
Rệp sáp – Mối nguy hại lớn trên cây cà phê!
Axit Humic là gì? Humate là gì?
Thị trường nông sản hữu cơ có thực sự dễ bán với sản phẩm truyền thống?