Thị trường nông sản hữu cơ đang ngày càng được quan tâm nhờ những lợi ích vượt trội như đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bảo vệ môi trường và hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, do giá thành cao, năng suất thấp hơn cùng với thói quen tiêu dùng lâu đời, nông sản truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo và chưa thể bị thay thế hoàn toàn trong thời gian ngắn. Thị trường nông sản hữu cơ và nông sản truyền thống đều có tiềm năng riêng. Dưới đây là phân tích chi tiết để giúp hiểu rõ hơn về hai thị trường nông sản này
Đối tượng tiếp cận
– Nông sản hữu cơ: Nhóm khách hàng có thu nhập trung bình – cao, sẵn sàng chi trả cho thực phẩm sạch, an toàn. Chủ yếu là người dân thành phố, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ, người lớn tuổi hoặc người có nhu cầu ăn uống lành mạnh. Nhiều doanh nghiệp, nhà hàng cao cấp cũng ưa chuộng thực phẩm hữu cơ để phục vụ khách hàng.
– Nông sản truyền thống: Phục vụ đa dạng khách hàng, từ người có thu nhập thấp đến cao. Đối tượng khách hàng chính vẫn là người tiêu dùng phổ thông, chủ yếu ở cả thành thị và nông thôn. Được tiêu thụ rộng rãi trong các bữa ăn hàng ngày vì giá thành rẻ hơn.
Giá cả và khả năng cạnh tranh
– Nông sản hữu cơ: Giá thành cao hơn 30-50% (thậm chí gấp đôi) so với nông sản truyền thống do chi phí sản xuất lớn. Khó cạnh tranh với nông sản thường nếu không có sự khác biệt rõ rệt về giá trị dinh dưỡng hoặc thương hiệu. Giá cả biến động theo nhu cầu thị trường và chi phí chứng nhận, vận chuyển.
– Nông sản truyền thống: Giá cả rẻ hơn, ổn định hơn do sản xuất với quy mô lớn, sử dụng phương pháp canh tác truyền thống. Dễ tiếp cận thị trường, ít bị tác động bởi chi phí chứng nhận hay quy trình kiểm tra nghiêm ngặt. Giá có thể bị ảnh hưởng bởi mùa vụ, biến động cung cầu nhưng vẫn rẻ hơn so với hữu cơ
Kênh phân phối
– Nông sản hữu cơ: Chủ yếu được bán qua siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch như: Co.opmart, Winmart, Lotte Mart hay MM Mega Market…, hoặc đặt hàng trực tuyến. Xu hướng bán hàng qua thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Facebook, website riêng) đang phát triển mạnh.
Xuất khẩu cần có chứng nhận hữu cơ từ các tổ chức quốc tế (USDA Organic, EU Organic, JAS, VietGAP).
– Nông sản truyền thống: Phân phối rộng rãi qua chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tạp hóa, và bán lẻ ngoài đường. Bán dễ dàng tại các vùng nông thôn hoặc khu vực tiêu dùng phổ thông.
Xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Đông Nam Á chủ yếu dựa vào số lượng hơn là chứng nhận chất lượng.
Độ tin cậy và chứng nhận
– Nông sản hữu cơ:
Thời gian để chuyển đổi từ nông sản truyền thống sang hữu cơ mất từ 2-3 năm, gây khó khăn cho người sản xuất. Chi phí chứng nhận có thể dao động từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng mỗi năm, tạo rào cản lớn cho nông dân nhỏ lẻ. Cần có các chứng nhận hữu cơ như VietGAP, USDA Organic, EU Organic để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng Việt Nam cần một cơ sở để đảm bảo rằng họ thực sự mua được sản phẩm hữu cơ, thực sự mua đúng sản phẩm mà họ chấp nhận chi trả thêm, đắt hơn nông sản truyền thống. Dễ bị ảnh hưởng bởi vấn đề hàng giả, hàng nhái “gắn mác hữu cơ” nhưng không đạt chuẩn.
– Nông sản truyền thống:
Không yêu cầu chứng nhận khắt khe, miễn là đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cơ bản. Niềm tin của người tiêu dùng thường dựa vào kinh nghiệm mua sắm cá nhân và uy tín người bán.
Đối mặt với vấn đề dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật nếu không được kiểm soát tốt.
Xu hướng thị trường và tiềm năng phát triển
Nông sản hữu cơ xu hướng tiêu dùng xanh đang thúc đẩy sự phát triển của thị trường hữu cơ, đặc biệt ở các đô thị lớn.
(Gian hàng Organic of Việt Nam tại Biofach 2023. Ảnh: moit.gov.vn)
Cơ hội mở rộng sang thị trường quốc tế, nhất là châu Âu, Mỹ, Nhật Bản nếu đạt đủ tiêu chuẩn và cần có chiến lược lâu dài để hạ giá thành và mở rộng độ phổ biến.
Nông sản truyền thống vẫn chiếm phần lớn thị trường do giá cả hợp lý, dễ mua, dễ tiêu thụ.
Đối mặt với nguy cơ bị thay thế dần bởi các sản phẩm an toàn hơn khi nhận thức người tiêu dùng thay đổi. Nếu không có cải tiến trong phương pháp sản xuất, có thể gặp khó khăn về xuất khẩu khi tiêu chuẩn nhập khẩu ngày càng khắt khe.
Thị trường nông sản hữu cơ tuy có tiềm năng lớn nhờ xu hướng tiêu dùng xanh và nhu cầu ngày càng cao về thực phẩm sạch, nhưng không hẳn dễ bán hơn so với nông sản truyền thống. Dù giá trị gia tăng cao hơn, sản phẩm hữu cơ gặp nhiều thách thức như chi phí sản xuất lớn, yêu cầu chứng nhận nghiêm ngặt, và sự cạnh tranh từ nông sản sạch chưa đạt chuẩn hữu cơ nhưng có giá rẻ hơn. Trong khi đó, nông sản truyền thống vẫn chiếm ưu thế về giá thành, thị trường rộng lớn và hệ thống phân phối ổn định. Do đó, để thành công, doanh nghiệp và nông dân cần có chiến lược tiếp thị bài bản, xây dựng thương hiệu uy tín và tối ưu hóa kênh phân phối nhằm tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Phương pháp thủy canh, trồng cây không cần đất có thực sự hiệu quả?
Phân bón lá có thực sự hiệu quả? Khi nào nên sử dụng phân bón lá?
Nguyên tố Bor trong nông nghiệp
Magie Nitrat – Chìa khóa giúp cây khỏe mạnh!
Hoạt chất GLUFOSINATE AMMONIUM
Rệp sáp – Mối nguy hại lớn trên cây cà phê!
Axit Humic là gì? Humate là gì?
Thị trường nông sản hữu cơ có thực sự dễ bán với sản phẩm truyền thống?