Vào ngày 12 tháng 06 Sở NN – PPNT Hải Dương phối hợp cùng UBND huyện Tứ Kỳ ( Hải Dương) đã tổ chức lễ hội lúa – rươi năm 2024.
Lễ hội được tổ chức tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ. Đây là địa phương sản xuất lúa – rươi hữu cơ lớn nhất của tỉnh Hải Dương. Dọc hai bên triền đê đều là vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ gồm: Lúa, chuối, rau màu và với hơn 200ha đã được chuyển đổi sang canh tác theo mô hình lúa rươi – hữu cơ từ năm 2020.
Năm nay là lần thứ 3 liên tiếp huyện Tứ Kỳ tổ chức hoạt động này. Lễ hội đã diễn ra trong không khí tưng bừng, phấn khởi, thu hút đông đảo bà con nông dân tham gia.
Tại lễ hội năm nay với điểm nhấn là hội thi gặt lúa vụ xuân trên đất rươi của xã An Thanh, thu hút 3 đội đến từ các thôn An Lao, An Định và Thanh Kỳ.
Với mỗi đội thi bao gồm 10 thành viên tham gia, thi gặt thủ công trên diện tích 150m2 lúa trong thời gian 20 phút. Cuộc thi không chỉ phải đáp ứng gặt nhanh mà việc bó lúa cũng phải gọn gàng, đẹp và cẩn thận.
Hội thi thể hiện được sự gay cấn, niềm vui, tinh thần lạc quan, phấn khởi, niềm tự hào của chính bà con nông dân cũng như thành quả của các đội thi.
Sau khi hội thi gặt lúa kết thúc, Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Lê Minh Hoan cùng bí thư tỉnh uỷ Hải Dương ông Trần Đức Thắng và đại diện ban tổ chức cùng nhau trao giải: giải gặt nhanh nhất cho đội thôn An Lao, gặt và bó lúa đẹp nhất cho đội An Định, và giải gặt lúa phong cách cho đội thôn Thanh Kỳ.
Ngoài cuộc thi gặt hết sức kịch tính thì tại lễ hội còn có cuộc thi nấu mâm cơm đặc sản hấp dẫn không kém. Mâm cơm được nấu từ gạo hữu cơ thu hoạch trên ruộng rươi. Cuộc thi thể hiện sự sáng tạo, ngon và tính thẩm mỹ cao.
Cũng tại lễ hội lần này lãnh đạo Bộ NN – PTNT, lãnh đạo tỉnh và huyện cũng đã cùng nhau cắt băng xuất bán chuyến hàng lúa hữu cơ vụ chiêm xuân năm 2024 của huyện Tứ Kỳ.
Huyện Tứ Kỳ hiện có tới 550 ha sản xuất lúa kết hợp khai thác rươi, cáy. Lễ hội lúa – rươi năm nay không chỉ mang đến cho người dân, du khách những trải nhiệm thú vị mà còn cổ vũ, động viên và ghi nhận sự đóng góp của ngành nông nghiệp với kinh tế địa phương và khu vực. Đây cũng là dịp để Hải Dương giới thiệu, quảng bá sản phẩm lúa, rươi đặc sản của tỉnh đã có từ bao đời nay, đồng thời nỗ lực hơn nữa để viết tiếp câu chuyện của Nông nghiệp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống sâu đục quả trên cây vải
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống bọ xít trên cây vải
Quảng bá thanh long chế biến tại Hòa Kỳ
Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Phòng Ngừa Bệnh Rầy Xanh
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống rệp sáp trên cây vải
Cụ bà sở hữu vườn cây ăn quả thu nhập tiền tỷ mỗi năm
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống rầy mềm trên cây cam
Bệnh đốm đen trên cây cam