Mùa thu hoạch vải lai trứng vừa kết thúc. Để được mùa vải năm sau, các nhà vườn cần tiến hành một số biện pháp kỹ thuật trên cây vải.
Một số biện pháp kỹ thuật bà con cần lưu ý như sau:
1. Cắt tỉa
-
- Cắt tỉa lần 1: ngay sau khi kết thúc mùa vụ thu hoạch quả, chúng ta cần tiến hành cắt bỏ hết các cành gầy yếu, sâu bệnh, cảnh mọc quá dày trong tán, cành trên đỉnh tán và các đầu cành để loại bỏ 70 – 80% lá cũ trên cây, kết hợp thu gom, tiêu huỷ tàn dư thực vật trong vườn.
-
- Cắt tỉa lần 2 vào trung tuần tháng 9 âm lịch, gồm cắt bỏ các cành yếu, sâu bệnh. Riêng những cành mọc ra từ thân mà vẫn nhận đủ sáng thì chúng ta chỉ bấm ngọn, đển lại chiều dài khoảng 1cm ở chân cành lộc cuối.
-
- Cắt tỉa lần 3 vào cuối tháng 1 âm lịch ( khi nhìn rõ chùm hoa) cần tỉa bớt những cành hoa nhỏ, cành khônh có hoa mọc sít nhau, giữ lại những chùm hoa khoẻ phân bố đều trên cây.
2. Lượng phân bón
-
- Lượng phân bón/cây 10 – 15 tuổi/năm: 5kg phân hữu cơ vi sinh + 0,8 – 1kg ure + 1,5 – 2kg lân + 1 – 1,2 kg kaliclorua.
chia phân bón làm 3 lần:
-
- Lần 1 bón trong 10 ngày sau thu hoạch
-
- Lần 2 bón khi hoa vải xuất hiện rõ
-
- Lần 3 bón khi kích thước quả đạt 1 – 1,5cm
-
- Cách bón phân: Đào rãnh rộng 30cm, sâu khoảng 20cm quanh rễ, hình chiếu của tán cây, rải phân hữu cơ xuống rãnh, tiếp theo là các loại phân hoá học, rồi lấp đất sau đó chúng ta cần tưới nước để giữ ẩm. Có thể sử dụng NPK chuyển dùng trên cây ăn quả thay cho phân đơn và phân hữu cơ vi sinh thay cho phân chuồng.
-
- Liều lượng theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì của nhà sản xuất, tuỳ theo tuổi cây, thực tế sinh trưởng của từng cây để điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp.
3. Kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả
-
- Với những cẩy vải sinh trưởng và phát triển khoẻ có nguy cơ ra lộc trước tháng 1 năm sau, cần tiến hành khoanh vỏ cây từ 25 tháng 10 và cắt lộc đông ngay sau khi lộc dài 8 – 10 cm. Để tăng đậu quả, nên phun qua lá một trong các chế phẩm Komix, Bo vào các thời điểm cây sắp ra lôc, lộc chuyển màu xanh, nhú ngồn hoa.
4. Cách phòng trừ một số sâu bệnh gây hại trên vải
-
- Cắt tỉa, vệ sinh và thu dọn mầm bệnh thường xuyên trong vườn vải. Đảm bảo tốt hệ thống tưới tiêu. Phòng trừ các đối tượng dịch hại bằng thuốc trừ sâu sinh học hoặc hoá học khi cần thiết.
-
- Rệp, nhện đỏ vào các tháng 2, 3, 4 hàng năm: Phòng trừ bằng một số thuốc ít gây ảnh hưởng tới hoa, quả như: Aki Siêu Nhện, Mã Pí Lèng, Linh Miêu – Báo Đốm,…
-
- Sâu Đục quả: Mỗi vụ có 2 lứa sâu gối nhau tạo 2 cao điểm vào tháng 04 – 06. Cần vệ sinh vườn, hạn chế lộc đông, tạo cho vườn cây luôn thông thoáng. Tỉa bỏ quả bị sâu đục và nhặt quả rụng đem đi huỷ đề giảm nguồn sâu. Phun thuốc phòng trừ vào các đợt trưởng thành tháng 3, 4, 5 bằng các loại thuốc như: Vua Đục Qủa, Ema 5EC,…
-
- Sâu đo: Thường xuất hiện cùng các đợt ra lộc non, ra hoa. Phun trừ khi sâu non xuất hiện bằng các thuốc như: Lửng mật, Siêu sâu, so chiêu, đại bàng,..
-
- Bệnh sương mai: Gây hại từ thời kỳ ra hoa, đậu quả đến khi thu hoạch. Khi thời tiết trời âm u, mưa phùn, độ ẩm không khi cao là môi trường thuận lựoi cho nấm bệnh sương mai phát sinh gây hại. Cần tỉa cảnh, tạo rán sau mỗi vụ thu hoạch, bón phân cân đối. Phun phòng trừ bằng 1 số loại thuốc sau như: Bộ DT Kin Bul, King Man, Alimet, Thần y, ong vàng,…
Kỹ thuật trồng thâm canh vườn vải trứng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản tương tự quy trình trồng, chăn sóc các giống vải chín sớm khác.
Giống vải lai trứng là giống cây có đặc điểm sinh trưởng và phát triển khoẻ, kích thước lá lớn, ra hoa từ giữa tháng 1, kết thúc nở hoa và cuối tháng 3. Cho thu hoạch vào cuối tháng 5 sớm hơn vải thiều từ 20 – 25 ngày, quả to, khi chín vỏ quả màu đỏ tươi, cùi dày, màu trắng trong, ráo nước, vị ngọt đậm và không có vân nâu trên cùi.
Giá vải lai trứng vừa qua có sự tăng cao đột biến ( 129.00 – 150.000 đồng/kg tuỳ vào từng thời điểm. Do năm nay vải thiều mất mùa, vải trứng cũng không ngoại lệ. Đồng thời diện tích vải trứng cho thu hoạch vẫn còn nhỏ chỉ khoảng 150ha, tổng sản lượng ước tính đạt 250 tấn.
Bà con nông dân không nên mua vải trứng với mọi giá để mở rộng diện tích trồng, làm như thế dễ dẫn đến hiện tượng sốt giá, mua phải giống không đúng, gây thiệt hại không đáng có.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống sâu đục quả trên cây vải
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống bọ xít trên cây vải
Quảng bá thanh long chế biến tại Hòa Kỳ
Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Phòng Ngừa Bệnh Rầy Xanh
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống rệp sáp trên cây vải
Cụ bà sở hữu vườn cây ăn quả thu nhập tiền tỷ mỗi năm
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống rầy mềm trên cây cam
Bệnh đốm đen trên cây cam