“Bón vôi đúng cách – Đất tốt, cây khỏe, năng suất cao!”

Bón vôi cho đất có tác dụng gì? Hướng dẫn bón vôi đúng cách
Vôi là một hợp chất vô cơ có thành phần chính là canxi (Ca), tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và được sử dụng phổ biến trong công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp. Trong nông nghiệp, vôi đóng vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất, cung cấp dinh dưỡng và khử trùng.
1. Vôi được sản xuất như thế nào?
Đá vôi (CaCO₃) được khai thác từ mỏ. Tiếp theo đi nung đá vôi ở nhiệt độ cao (~900 – 1.000°C) tạo thành vôi sống (CaO). Vôi sống hay là vôi nung (CaO) phản ứng với nước tạo thành vôi tôi Ca(OH)₂. Cuối cùng nghiền ra thành bột tạo ra các dạng vôi khác nhau phục vụ nông nghiệp và công nghiệp
2. Tại sao vôi lại quan trọng trong nông nghiêp?
Sử dụng vôi độ PH của đất sẽ được nâng lên làm trung hòa các chất trong đất giúp đất giữ được dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong đất giảm được sự thất thoát phân bón. Giúp tiết kiệm chi phí phân bón, tăng hiệu quả kinh tế.
Đất chua làm cố định lân, khiến cây không hấp thụ được phân lân. Vôi giúp giải phóng lân, giúp cây hấp thụ tốt hơn. Giảm thất thoát đạm (N) do vôi hạn chế sự bay hơi của amoniac.
Cung cấp Canxi (Ca): giúp phát triển bộ rễ, tăng sức đề kháng, hạn chế nứt quả (ở cây có múi, dưa hấu, cà chua), tăng độ cứng cho thân cây, giảm đổ ngã ở lúa và ngô. Cung cấp Magie (Mg): là thành phần của diệp lục, giúp cây quang hợp mạnh, tăng năng suất và chất lượng nông sản, thiếu Mg, cây dễ bị vàng lá, chậm lớn.
Đất chua thường có hàm lượng nhôm (Al³⁺) và sắt (Fe²⁺) cao, gây ngộ độc rễ, làm rễ đen và kém phát triển. Vôi giúp kết tủa và trung hòa các ion độc này, giảm ảnh hưởng xấu đến cây trồng.
3. Các loại vôi phổ biến trong nông nghiệp
Vôi nung (CaO) – Vôi sống
Đặc điểm: dạng bột màu trắng, khô, phản ứng mạnh với nước (toả nhiệt mạnh), tính kiềm rất cao, có thể gây bỏng khi tiếp xúc trực tiếp.
Công dụng: hạ phèn, khử chua đất nhanh chóng. Sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, nấm bệnh, sâu hại trong đất. Xử lý ao nuôi thủy sản, khử trùng môi trường nước.
Lưu ý: không bón trực tiếp vào cây trồng vì có thể làm cháy rễ, ủ với nước trước khi sử dụng hoặc để ngoài không khí cho “chín” thành vôi tôi.
Vôi tôi (Ca(OH)₂) – Vôi tôi nước
Đặc điểm: được tạo ra khi vôi nung tác dụng với nước, có dạng bột hoặc dạng hồ nước. Phản ứng mạnh khi tiếp xúc với nước nhưng ít hơn vôi nung.
Công dụng: khử trùng, tiêu diệt nấm bệnh, sâu hại. Điều chỉnh độ pH của đất, thích hợp để bón cho cây trồng hơn so với vôi nung.
Lưu ý: không bón quá liều vì có thể làm mất cân bằng pH đất. Thường được sử dụng để quét gốc cây, diệt mầm bệnh trong vườn.
Đá vôi (CaCO₃) – Vôi bột

Giải đáp] Vôi bột có tác dụng gì? Vôi bột có ăn được không?

Đặc điểm: dạng bột màu trắng, tan chậm, phản ứng yếu với nước. Không sinh nhiệt khi tiếp xúc với nước.
Công dụng: bổ sung canxi giúp cây phát triển khỏe mạnh, điều chỉnh pH đất một cách từ từ, không gây sốc cho cây trồng. Thích hợp để cải tạo đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.
Lưu ý: Hiệu quả pH đất diễn ra chậm nên cần sử dụng thường xuyên.
Vôi Dolomite (CaMg(CO₃)₂) – Vôi Magiê
Đặc đểm: Chứa cả canxi và magiê, dạng bột mịn hoặc viên. Tác dụng chậm, không phản ứng mạnh với nước.
Công dụng: Cung cấp đồng thời canxi và magiê cho cây trồng, giúp cây quang hợp tốt hơn. Điều chỉnh độ pH của đất một cách nhẹ nhàng và bền vững. Thích hợp cho cây trồng thiếu magiê như cây ăn quả, cây công nghiệp.
Lưu ý: Tác dụng cải thiện đất chậm, cần bón định kỳ để có hiệu quả tốt nhất.
4. Bón vôi như thế nào là phù hợp?
Không phải cứ bón nhiều vôi là tốt, lượng vôi cần bón phụ thuộc vào độ chua (pH) của đất và loại đất:
Với đất có nhiều chất hữu cơ có độ pH từ 3,5– 4,5 cần bón 200 kg/1000m2, độ pH từ 4,5-5,5 cần bón 100kg/1000m2, độ pH từ 5,5-6,5 cần bón 50kg/1000m2
Thời điểm bón vôi: 

  • Nếu vườn cây chưa thu hoạch thì có thể bón bất kì thời điểm nào trong năm
  • Với các vườn đang cho trái nên bón sau khi thu hoạch kết hợp các biện pháp như cắt cành, tạo hình, bón phân, bón bổ sung mặt liếp, phòng trừ sâu bệnh hại
  • Với khu vực nhiều mưa canh tác các loại cây ăn quả có múi hay cây công nghiệp ngắn ngày nên bón sau mưa để có hiệu quả cao nhất. Riêng với cây ăn quả có múi như: cam, bưởi thì phun vôi cũng là cách tăng độ ngọt cho trái
  • Với các cánh đồng trồng lúa nước, để khử phèn chua hay khử trùng cho đất nên phun rắc vôi trước khi gieo sạ lúa từ 15-20 ngày

Không bón cùng lúc với phân hóa học: Đặc biệt không bón chung với phân đạm (Urea, SA) và phân lân vì có thể gây phản ứng hóa học làm mất dinh dưỡng.
Cách bón vôi
Bón vôi rải trực tiếp lên đất

CÁCH BÓN VÔI HIỆU QUẢ CHO SẦU RIÊNG – Thiên nông 689
Đây là cách bón phổ biến nhất, thường áp dụng để cải tạo đất trước khi trồng cây. Vôi được rải đều lên bề mặt đất, sau đó cày xới nhẹ để trộn đều vôi vào đất. Cách này giúp vôi tác động nhanh, nâng pH đất và tiêu diệt mầm bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi bón vôi, cần để đất nghỉ ít nhất 15-30 ngày trước khi bón phân hoặc trồng cây để tránh làm cây bị sốc.
Bón vôi xung quanh gốc cây
Với cây ăn trái và cây lâu năm, vôi không nên rải trực tiếp vào gốc mà cần rải theo vòng tròn dưới tán cây, cách gốc một khoảng nhất định. Điều này giúp rễ hấp thụ vôi một cách từ từ mà không bị ảnh hưởng bởi độ kiềm cao. Sau khi bón, có thể tưới nước nhẹ để vôi thẩm thấu vào đất nhanh hơn.
Hòa nước tưới vôi cho cây
Phương pháp này phù hợp với cây non hoặc đất có độ chua nhẹ. Vôi được hòa tan trong nước theo tỉ lệ thích hợp (thường là 1kg vôi/10-20 lít nước), khuấy đều, để lắng và chỉ lấy phần nước trong để tưới vào gốc cây. Cách này giúp cây hấp thụ canxi tốt hơn mà không làm tăng pH đất quá đột ngột.
Phun vôi lên thân và lá cây
Vôi tôi (Ca(OH)₂) có thể được pha loãng để phun lên thân cây nhằm phòng bệnh nấm, sâu hại. Tuy nhiên, nồng độ vôi phải được kiểm soát chặt chẽ, thường là 0,5 – 1%, để tránh gây cháy lá. Thời điểm phun vôi tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh nắng gắt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *