Bọ xít muỗi là đối tượng gây hại nghiêm trọng trong nông nghiệp, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng. Cần áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp (IPM) để kiểm soát hiệu quả.
1. Đặc điểm hình thái của bọ xít muỗi
Bọ xít muỗi (Helopeltis spp.) là côn trùng thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera), họ Miridae, gây hại trên nhiều loại cây trồng như ca cao, tiêu, điều, chè, cây có múi, xoài, mãng cầu, khoai lang.
Bọ xít muỗi có kích thước nhỏ, chiều dài cơ thể khoảng 5-10mm. Cơ thể thon dài với màu sắc thay đổi từ nâu đỏ đến xanh lục. Đặc trưng bởi vòi chích dài dùng để hút dịch cây, tiết ra dịch rất độc gây các vết thương hoại tử (đốm đen).
Có hai loài phổ biến
– Helopeltis theivora: Đầu hơi xanh hoặc đen, lưng ngực có vệt ngang nâu vàng, bụng màu xanh cẩm thạch (loại phổ biến xuất hiện trên hầu hết các cây trồng).
– Helopeltis antonii: Đầu đen, lưng ngực màu đỏ, bụng màu đỏ (phổ biến nhiều trên cây điều).
Trứng bọ xít muỗi có màu trắng, dài khoảng 1mm, được đẻ rải rác hoặc thành cụm trên phiến lá, cuống lá non hoặc các bộ phận đang phát triển khác của cây. Trứng nở sau khoảng một tuần.
Ấu trùng có màu sắc thay đổi theo loài, thường có màu xanh lá mạ hoặc đỏ, trải qua nhiều giai đoạn lột xác trước khi trưởng thành.
Vòng đời của chúng phụ thuộc vào nguồn thức ăn, ẩm độ phù hợp sẽ phát triển mạnh. Các giai đoạn của bọ xít muỗi: trứng, ấu trùng (gồm 5 tuổi) và trưởng thành. Trứng thường được đẻ trên bề mặt lá, chồi non hoặc quả non. Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành khoảng 15-20 ngày, tùy thuộc vào điều kiện môi trường.
Chúng hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều mát, trong những ngày âm u, có thể hoạt động cả ngày.
Điều kiện phát triển thích hợp với nhiệt độ 25-28°C, độ ẩm trên 90%, thời tiết mát, âm u, nóng ẩm. Bọ xít muỗi có thể gây hại quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa và khi cây ra lá, đọt, hoa, trái non.
2. Dấu hiệu nhận biết bọ xít muỗi
Bọ xít muỗi thường trú ngụ ở mặt dưới của lá, trong các nách lá và trên thân cây, đặc biệt ở những khu vực có nhiệt độ ấm và độ ẩm cao.
Bọ xít muỗi dùng vòi chích hút dịch từ lá non, chồi non, gây ra các vết châm hình tròn hoặc gần tròn, ban đầu có màu chì với viền nhạt, sau chuyển thành màu nâu đậm. Những vết chích này có thể dẫn đến hoại tử mô, làm lá và chồi non biến dạng hoặc khô héo.
Khi chích hút trên quả non, chảy ra những vết nhựa trắng bọ xít muỗi gây ra các vết sẹo, làm quả biến dạng, sần sùi, chậm phát triển và có thể dẫn đến rụng quả sớm. Những vết thương này cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập, gây thối quả.
Bọ xít muỗi thường hoạt động mạnh vào sáng sớm và chiều mát. Trong những ngày âm u, chúng có thể hoạt động cả ngày, gây hại từ đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa, giai đoạn cây tập trung đâm chồi, ra lá non và hoa kết trái.
3. Tác hại của bọ xít muỗi với cây trồng:
Cây điều: Bọ xít muỗi gây hại trên lá non, chồi non, hoa và quả non, dẫn đến khô chồi, rụng lá, khô bông và rụng quả non. Vết chích cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công, ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của vườn điều.
Cây bơ: Trên cây bơ, bọ xít muỗi gây ra các vết thâm đen trên lá non, chồi non, hoa và quả non. Lá và chồi bị cong queo, méo mó và khô héo. Quả bị sần sùi, biến dạng, rụng sớm hoặc bị nứt, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập, làm giảm chất lượng và giá trị thương phẩm.
Cây có múi (như bưởi): Bọ xít muỗi chích hút trên lá non, chồi non và quả non, gây ra các vết sẹo, làm biến dạng quả, giảm giá trị thương phẩm. Vết chích cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, gây hại thêm cho cây.
Cây cà phê: Bọ xít muỗi gây cháy đọt non, cháy khô đen chùm hoa, chùm quả, nhiều diện tích còn bị cháy cả lá, trơ cành và cây chết đứng, gây thiệt hại kinh tế hàng ngàn tỷ đồng.
Cây chè: Bọ xít muỗi chích hút nhựa từ chồi, lá, búp chè, gây tổn thương mô lá, tạo vết chấm nâu lan rộng thành đốm đen. Cây bị hại có lá xoăn, khô cháy, rụng sớm, búp chè thui đen, giảm năng suất và chất lượng. Ngoài ra, bọ xít muỗi còn lan truyền nấm và vi khuẩn, làm cây dễ mắc bệnh.
4. Biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi:
Biện pháp canh tác:
– Cần cắt, tỉa cành cây thông thoáng tạo điều kiện cho ánh nắng.
– Làm đọt tập trung để quản lí thuốc
– Loại bỏ các cây ký chủ phụ của bọ xít muỗi trong và xung quanh nương chè như cây sở, cây ổi, sim, mua. Hạn chế trồng cây che bóng quá nhiều trên nương chè để giảm môi trường sống của bọ xít muỗi.
Biện pháp sinh học:
– Duy trì và bảo vệ các loài thiên địch tự nhiên của bọ xít muỗi như nấm ký sinh, ong ký sinh trứng, kiến vàng, chim và nhện trong vườn. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có phổ tác động rộng để không ảnh hưởng đến các loài thiên địch nà
– Thuốc bảo vệ thực vật phụ thuộc vào giai đoạn phun xịt đầu tiên để ta quản lí thì sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất, lặp lại những lần sau đó thì vòng đời của bọ xít muỗi không bị rối loạn ta sẽ dễ quản lí
Đầu tiên, là nhóm, tiếp xúc có mùi như nhóm thảo mộc: Azadirachtin, rotenone, matrine, hoạt chất citrus oil, cúc tổng hợp: Permethrin, Cypermethrin,..Nên kết hợp các gốc lưu dẫn hoặc nhóm hóa học khác để nâng cao. Dầu khoáng: Petroleum Spay oil, Avermectin: Abamectin, emamectin, lân hữu cơ: Profenofos, Fenitrothion, lưu dẫn (Neonicotinoids): Imidacloprid, Thiamethoxam, Nitenpyram, Clothianidin.
Một số cách kết hợp để tăng tính hiệu quả:
– Thảo mộc và lưu dẫn kết hợp giúp tăng hiệu quả diệt trừ sâu hại cả trực tiếp (tấn công thần kinh) và gián tiếp ngăn chặn sinh trưởng, giảm khả năng kháng thuốc vì sâu hại bị tấn công từ nhiều hướng khác nhau
– Cúc và lưu dẫn làm tăng khả năng tiêu diệt sâu hại cả tiếp xúc bên ngoài lẫn bên trong cây. Giảm nguy cơ sâu hại né tránh thuốc tiếp xúc vì có thành phần lưu dẫn tác động từ bên trong.
– Avermectin và lưu dẫn sự kết hợp giúp kéo dài hiệu quả diệt trừ, vừa tác động nhanh chóng vừa bảo vệ cây lâu dài
– Dầu khoáng và lưu dẫn giúp bảo vệ toàn diện, dầu khoáng tiêu diệt trứng, lưu dẫn diệt sâu trưởng thành. Giảm nguy cơ kháng thuốc do sự kết hợp giữa hai cơ chế vật lý và hóa học.
– Thảo mộc và lân hữu cơ phối hợp giúp tiêu diệt sâu nhanh chóng hơn, đặc biệt là với nhóm chích hút và ăn lá. Lân hữu cơ có tác dụng xông hơi nhẹ, hỗ trợ thuốc thảo mộc lan tỏa hiệu quả hơn.
Một số lưu ý trong biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi
– Bọ xít muỗi có tập tính hoạt động mạnh vào sáng sớm (5h – 9h sáng) và chiều mát (16h – 18h chiều). Vì vậy, phun thuốc vào sáng sớm khi sương chưa tan hết, bọ xít muỗi hoạt động mạnh, dễ tiếp xúc với thuốc, giúp tăng hiệu quả diệt trừ và phun vào chiều mát để tránh ánh nắng gắt làm giảm hiệu quả thuốc, đồng thời bọ xít muỗi bắt đầu kiếm ăn vào thời gian này nên dễ tiếp xúc với thuốc hơn.
– Không nên phun vào buổi trưa (10h – 15h), nhiệt độ cao làm thuốc bay hơi nhanh, giảm hiệu quả Một số thuốc có thể bị phân hủy dưới ánh nắng mạnh, mất tác dụng gây cháy lá hoặc làm giảm sự hấp thu thuốc vào cây trồng.
Thời điểm phun thuốc cũng quan trọng:
– Giai đoạn cây ra đọt non, hoa và quả non đây là thời điểm bọ xít muỗi gây hại mạnh nhất, cần phun thuốc sớm để bảo vệ cây. Điều chỉnh hạt thuốc sương mịn để tăng khả năng bám dính và hấp thụ vào cây.
– Sau khi thu hoạch phun thuốc để tiêu diệt bọ xít muỗi còn sót lại, hạn chế lây lan sang vụ mới.
– Phun chậm, kỹ để đảm bảo thuốc bao phủ toàn bộ cây trồng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Bọ xít muỗi – Kẻ thù nguy hiểm của các loại cây trồng
Phương pháp thủy canh, trồng cây không cần đất có thực sự hiệu quả?
Phân bón lá có thực sự hiệu quả? Khi nào nên sử dụng phân bón lá?
Nguyên tố Bor trong nông nghiệp
Magie Nitrat – Chìa khóa giúp cây khỏe mạnh!
Hoạt chất GLUFOSINATE AMMONIUM
Rệp sáp – Mối nguy hại lớn trên cây cà phê!
Axit Humic là gì? Humate là gì?