Bệnh tiêm lửa hại lúa

Thứ Hai, 14 Tháng Mười, 2024 171 lượt xem Chia sẻ bài viết:

I. Giới thiệu bệnh hại

    • Bệnh tiêm lửa là bệnh do nấm Bipolaris oryzae gây ra. Nấm phát triển ở nhiệt độ từ khoảng 27 đến 30 độ C. 

    • Nấm bệnh tồn tại ở 2 dạng là dạng sợi nấm và dạng bào tử.

    • Bệnh xảy ra khá phổ biến, bệnh cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nạn đói tại Ấn Độ năm 1942 gây mất mùa 50 – 90%. 

    • Bệnh xảy ra và phát triển mạnh ở nhiều giai đoạn của lúa, làm cháy lá, tỷ lệ lem lép hạt cao. Bệnh còn xuất hiện ở các giống lúa dài ngày khi thiếu các dưỡng chất.

II. Đối tượng gây hại

    • Bệnh chủ yếu gây hại trên lúa. Ngoài ra theo các tài liệu và nghiên cứu cho thấy bệnh cũng có ở 23 loài cỏ dại 1 lá mầm. 

III. Triệu chứng bệnh hại

Bệnh xuất hiện trên tất cả các bộ phận của cây lúa. 

    • Trên lá mầm tại vị trí bị bệnh xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu

    • Trên lá vết bệnh là các đốm nhỏ màu vàng và có thể chuyển sang màu nâu nếu bệnh chuyển nặng trở thành những vết loét.

    • Trên bẹn lá đòng và hạt các vết bệnh có màu nâu, không có hình dáng nhất định, nấm bao phủ toàn bộ hạt và có thể xâm nhập sâu vào nội nhũ.

IV. Nguyên nhân bệnh hại

    • Bệnh tiêm lửa là bệnh do nấm Bipolaris oryzae gây ra, nguyên nhân chủ yếu do hạt giống bị mắc bệnh. 

Nấm Bipolaris oryzae gây hại

    • Ngoài ra nấm tồn tại ở 2 dạng sợi nấm đa bào và bào tử phân sinh nên chúng có khả năng sống trong đất, gốc rạ thời gian có thể lên đến 2 -3 năm đợi đến khi thời tiết thuận lợi chúng sẽ sinh sôi và phát triển. 

V. Điều kiện phát triển của bệnh hại

    • Nấm phát triển mạnh ở nhiệt độ cao từ 27 – 30 độ C và có thể xâm nhập vào cây trong 4h. Các dạng bào tử có thể tồn tại ở nhiệt độ 5 – 38 độ C khi bắt gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm và phát triển. 

    • Ngoài ra bệnh còn xuất hiện trên các vùng đất trồng lúa nghèo dinh dưỡng, bạc màu, vùng trung du, đồi núi. Trên các loại giống lúa dài ngày thiếu dinh dưỡng. 

    • Bệnh lan truyền nhanh trên đồng ruộng nhờ gió. 

VI. Mức độ ảnh hưởng

    • Bệnh tấn công vào tất cả thời kỳ phát triển của lúa khiến cho hạt lúa bị lép hạt, gây thiệt hại về kinh tế cho bà con.

VII. Biện pháp phòng bệnh

a. Biện pháp chọn giống

Chọn mua giống lúa chất lượng, có khả năng chống chịu bệnh tốt. Mua giống ở những cơ sở, trung tâm nghiên cứu uy tín. 

Giống được chọn lọc

Không sử dụng những hạt lúa ở ruộng nhiễm bệnh làm giống. 

Xử lý hạt giống: 

    • Trước khi tiến hành ngâm ủ cần sàng, đãi để loại bỏ những hạt bị lép. Nếu số hạt không loại >10 hạt /kg thì bà con có thể tiến hành đãi bằng dung dịch nước muối 15% để tiếp tục loại bỏ. 

    • Tiếp theo chúng ta cho 150g muối ăn và 1 lít nước ngâm 10 -15 phút lấy ra rửa sạch với nước để loại bỏ muối trên vỏ hạt. tiếp đến đem ủ với nước nóng khoảng 54 độ C để tiêu diệt hầu hết các loại nấm bệnh có trong hạt giống. 

Xử lý hạt giống

    • Xử lý bằng hóa chất: Có thể sử dụng một số loại thuốc có nồng độ 0,3% cũng cố tác dụng tiêu diệt nấm bệnh hại.

b. Biện pháp sinh học

    • Sử dụng các chế phẩm sinh học như Bacillus, Trichoderma,.. và bón phân cân đối giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu với bệnh.

Phun chế phẩm sinh học cho lúa

c. Biện pháp canh tác

    • Gieo cấy đúng mật độ, tránh gieo cấy quá dày.

    • Bón phân cân đối giảm lượng phân đạm, tăng cường phân lân và kali.

    • Loại bỏ những tàn dư cây trồng, cỏ dại để giảm nguồn nấm gây bệnh

Xử lý rơm rạ, các tàn dư

d. Biện pháp hoá học

    • Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Tricyclazole, Isoprothiolane, Pyroquilon,…

    • Phun thuốc vào giai đoạn đầu khi bệnh mới xuất hiện. 

MỘT SỐ SẢN PHẨM QUÝ BÀ CON CÓ THỂ THAM KHẢO LÀ:

Thuốc trừ bệnh: Dr. Bim

Thuộc trừ bệnh: Azol 450SC

Thuốc trừ bệnh Gold Vill

Thuốc trừ bệnh: Quét Sạch Vi Khuẩn

Thuốc trừ bênh: DT Kin Bul

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0966.753.735
Chat Facebook
Gọi điện ngay