Bệnh tiêm hạch trên cây lúa

Thứ Hai, 9 Tháng Chín, 2024 144 lượt xem Chia sẻ bài viết:

I. Giới thiệu bệnh hại

    • Bệnh tiêm hạch trên lúa hay có tên gọi khác là bệnh thối thân lúa. Bệnh do một loại nấm Sclerotium Oryzae Catt gây nên. 

    • Bệnh tương đối nguy hiểm và rất phổ biến trên cây lúa. Bệnh phá hoại nghiêm trọng và xảy ra ở mọi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Gây ảnh hưởng nặng nề về năng suất cũng như chất lượng lúa. 

II. Tác nhân gây hại

    • Bệnh do nấm Sclerotium Oryzae Catt gây nên và gây hại chủ yếu trên lúa. 

    • Bệnh tác động lên bẹ lá và ống rạ. 

III. Triệu chứng bệnh hại

    • Bệnh hại xuất hiện đầu tiên ở phần bẹ lá dưới gốc và lan dần lên phía trên ở mặt lá phía trong của thân, lá.

    • Bệnh có hình bầu dục lan dài ra sau đó chuyển từ màu nâu đến nâu đậm và cuối cùng là màu đen.

    • Bệnh ăn sâu vào trong các mô bẹ lá và ống rạ làm cho tại những vị trí ấy bị thối nhũn đen, lá vàng úa, khô dần và chết đi. 

    • Bên trong thân ống rạ hình thành nhiều hạch nấm nhỏ li ti có màu đen, rắn. Vết bệnh bị thối nhũn, có mùi hôi, rễ cây bị thối đen.

IV. Nguyên nhân và điều kiện phát triển của bệnh

    • Bệnh tiêm hạch lần đầu tiên phát hiện vào năm 1876.

    • Nấm Sclerotium Oryzae catt dạng mảnh, không màu, đa bào và nhiều nhánh. Khi già có màu vàng và hình thành nhiều bào tử có hình tròn màu nâu đậm.

    • Hạch nấm thường hình thành trong mô bẹ lá và phần thân cây gần mặt nước.

    • Nầm có thể hình cầu màu đen, đường kính từ 202 – 481 micromet. Túi chuỳ có ống nhỏ kích thước thường từ 90 – 128×14 micromet. 

    • Ở dạng túi hình thôi thì hơi cong có 3 ngăn màu nâu nhạt, kích thước 3,8 – 5,3 và 7 – 8 micromet.

    • Các hạch nấm mọc nhanh ở các môi trường Ph 6,5 – 8. 

    • Hạch nấm hình thành nhanh và nhiều nhất ở nhiệt độ 25 – 30 độ C với khả năng chịu nhiệt rất cao. 

    • Các hạch nấm có thể sống 2 đến 3 năm kể cả trong điều kiện khô và đặc biệt hơn là trong điều kiện ngập nước. 

    • Nhưng dưới tác động của ánh sáng mặt trời như ở nhiệt độ cao như trên 35 độ C hạch nấm chỉ tồn tại được 4 tháng. 

Vết bệnh xuất hiện ở phần bẹ lá ngay sát mặt nước rồi lan dần lên lá

    • Bệnh xảy ra và phát triển mạnh trong điều kiện ruộng ngập nước, ruộng yếm khí. Bệnh xảy ra ở mọi giai đoạn của lúa và phá hoại nặng nhất ở giai đoạn làm đòng trở đi.

    • Sự phát triển của bệnh còn phụ thuộc vào mật độ gieo cấy và chế độ bón phân như: Bón phân đạm quá mức, cấy quá dày thì bệnh càng phát triển nặng hơn.

Vết bệnh tiêm hạch trên lá

    • Ở Vụ mùa: bệnh xảy ra mạnh từ tháng 9 – 10 khi nhiệt độ rơi vào 27 – 30 độ C. Với vụ xuân bệnh phát triển mạnh từ tháng 5. 

V. Mức độ ảnh hưởng của bệnh

    • Bệnh gây ảnh hưởng đến sự vận chuyển các chất dinh dưỡng của lúa làm lúa không thể tạo bông.

    • Bệnh gây chết hàng loạt, giảm sản lượng nghiêm trọng có thể thiệt hại lên đến 80%

VI. Biện pháp phòng bệnh

a. Chọn giống

    • Chọn các nhóm giống lúa Japonica ( giống nhật) có khả năng kháng bệnh tốt.

b. Biện pháp canh tác

    • Dọn sạch rơm rạ các ruộng bị bệnh mang đi đốt, cày ải.

    • Bón phân cân đối, hợp lý. Tránh bón thừa đạm có thể dùng phân NPK tổng hợp chuyên dùng cho lúa.

    • Áp dụng các biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI)

c. Biện pháp sinh học

    • Sử dụng sản phẩm có chứa nấm Trichoderma Spp để xử lý bệnh tiêm hạch lúa.

d. Biện pháp hoá học

    • Sử dụng một số loại thuốc phun diệt ổ bệnh có chứa thành phần Mancozeb, Cymoxanil, Tricyclazole,…

    • Bên cạnh đó bà con có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ, phục hồi khả năng của cây như: Gonik 1,8SL, DT – ECo,…

Một số dòng sản phẩm Quý bà con có thể tham khảo là:

Thuốc trừ bệnh: Quét sạch vi khuẩn

Thuốc trừ bệnh: DT Kin Bul

Thuốc trừ bệnh Azol 450SC

Điều hoà sinh trưởng Gonik

Phân bón lá DT – Eco

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0966.753.735
Chat Facebook
Gọi điện ngay