Bệnh mốc sương ở khoai tây

Thứ Năm, 15 Tháng Tám, 2024 163 lượt xem Chia sẻ bài viết:

I. Giới thiệu bệnh hại

    • Khoai tây là một trong những loại củ phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới. Là loại rau ăn củ được ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại cũng như là loại có giá trị kinh tế cao dễ canh tác. 

    • Cũng như các loại cây trồng khác, khoai tây cũng không tránh được các loại sâu bệnh làm giảm năng suất có thể kể đến như bệnh mốc sương khoai tây. 

II. Tác nhân gây bệnh

    • Bệnh mốc khoai tây hay còn được biết đến là bệnh tàn lụi khoai tây. Bệnh do nấm Phytophthora Infestans gây nên. 

    • Nấm sinh sản vô tính tạo ra các bào tử phân sinh không màu, nhiều nhanh so le với nhau, ở mỗi nhánh có vết lồi lõm khác nhau, khiến lá cây khoai tây bị thâm tím cũng như teo tóp lại. 

III. Dấu hiệu bệnh hại

    • Dưới điều kiện khí hậu ẩm ướt, trên bề mặt của các vết bệnh sẽ bị bao phủ bởi 1 lớp trắng mỏng nhìn như sương mù. Cũng với điều kiện này nấm dễ dàng sinh sôi và phát triển mạnh, lan nhanh và rộng làm thối rụi lá, thân và cành thâm đen.

    • Bệnh dễ lây lan sang các cây khác cũng như cả vườn thông qua gió và nước. 

    • Bệnh xuất hiện và có dấu hiệu đầu tiên từ lá. Vết bệnh xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ màu xanh lá cây đậm hoặc xám, sau đó lan nhanh thành các vế bệnh lớn có màu nâu hoặc đen. Các vết bệnh có thể lan sang bao phủ toàn bộ lá làm cho lá khô và chết. Ngoài ra bệnh còn xâm chiếm cả phần phiến lá và cuống lá hình thành lớp trắng mỏng bị mốc. 

    • Trên thân và cành vết bệnh có màu thâm đen, lan rộng dọc trên cuống thân cành làm thân và cảnh teo tóp, gãy,…

    • Trên củ: vết bệnh xuất hiện dưới dạng đốm màu nâu hoặc tím và thường lan rộng và ăn sâu vào bên trong củ, gây thối nhũn. 

    • Giai đoạn cây dễ mắc bệnh nhất là thời kỳ cây tán đều và hình thành củ. 

IV. Điều kiện phát triển và vòng đời của bệnh

Nấm Phytophthora Infestans phát triển trong điều kiện độ ẩm cao với nhiệt độ giao động từ 18 đến 22 độ C. 

Vòng đời của nấm trải qua 3 giai đoạn sau:

    • Bào tử bơi (Zoospore): bào tử bơi di chuyển trong nước và nảy mầm khi tiếp xúc với bề mặt của cây khoai tây. 

    • Bảo tử túi (Sporangium): phát tán qua nước mưa và gió khi tiếp xúc với lá, thân, củ. 

    • Nhiễm trùng: nấm xâm nhập và các mô cây gây ra các triệu chứng bệnh lý rõ rệt. 

Ở nước ta bệnh thường xâm hại quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất là từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm và gây hại nặng trong khoảng tháng 12 đến tháng 2.

V. Nguyên nhân gây bệnh

    • Gieo trồng bằng giống bị nhiễm bệnh, bảo quản giống không tốt cùng với đó là trồng trong mật độ quá dày.

    • Chưa xử lý ruộng vườn sạch sẽ, các tàn dư từ vụ trước khi gieo trồng vụ mới.

    • Bón phân chưa hợp lý, cân đối như dư đạm, thiếu vi lượng làm cho cây rậm rạp quá mức khiến độ ẩm trong không khí tăng cao tạo điều kiện cho nấm phát triển. 

    • Canh tác trồng khoai tây và các cây cùng họ liên tục hoặc trồng quá gần với các cây cà chua, ớt,…

VI. Mức độ ảnh hưởng của bệnh

    • Bệnh mốc sưng nếu không được chú ý phòng và chữa kịp thời thì sẽ gây hậu quả vô cùng nặng nề làm cho năng suất cũng như chất lượng khoai tây bị suy giảm, gây thiệt hại kinh tế cho bà con. Có thể mất trắng mùa vụ nếu bệnh đến giai đoạn thối héo, chết cây. 

VII. Biện pháp phòng bệnh

a. Biện pháp về giống:

    •  Ở mùa mưa ẩm quý bà con có thể chọn giống O7. Còn vào mùa khô thì có thể trồng gần như tất cả các loại giống cần chọn giống khỏe mạnh, sạch bệnh.

b. Biện pháp sinh học:

    • Vệ sinh, tiêu huỷ những tàn tích của mùa vụ trước trên ruộng, vườn trước khi trồng. 

    • Bón phân cân đối hợp lý, bổ sung thêm các yếu tố trung và vi lượng,…

c. Biện pháp canh tác:

    • Trồng với mật độ thích hợp, lên luống cao và tưới tiêu một cách hợp lý 

    • Luân canh với các cây trồng khác. 

d. Biện pháp hoá học:

    • Trong điều kiện thời tiết âm u, mưa phùn nhiều ta nên chủ động phun các loại thuốc có chứa hoạt chất Mancozeb, Difenoconazole,…

    • Lưu ý: Bà con phun thuốc khi lá khô và phun kín mặt lá. Đồng thời cần loại bỏ những lá bệnh nặng để giảm ảnh hưởng mức độ lây lan cũng như ngừng bán đạm khi cây bị bệnh. 

Một số sản phẩm Quý bà con có thể tham khảo là:

Thuốc trừ bệnh Alimet 80WG

DT Kin Bul

Vua Nấm Bệnh

AZ TOP

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0966.753.735
Chat Facebook
Gọi điện ngay