Bệnh lem lép hạt trên lúa.

Thứ Năm, 12 Tháng Chín, 2024 106 lượt xem Chia sẻ bài viết:

I. Giới thiệu bệnh hại

    • Bệnh lem lép hạt trên lúa hay còn được gọi là bệnh vàng lá vi khuẩn) bệnh do 1 loại vi khuẩn Pseudomonas glumae gây ra là một trong những loại bệnh hại phổ biến nhất ở các vùng trồng lúa nước ta cũng như trên thế giới.

    •  Bệnh lem lép hạt xuất hiện vào năm 1956 và lan rộng phổ biến cho đến nay với mức độ gây hại hầu như ở mọi mùa vụ.

II. Đối tượng bệnh gây hại

    • Bệnh chủ yếu gây hại trên cây lúa và tác động trực tiếp lên hạt lúa.

III. Triệu chứng của bệnh hại

Vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh trên hạt lúa và cây mạ non

    • Trên cây mạ non bị nhiễm bệnh: bẹ lá xuất hiện chấm màu nâu sau đó dần dần chuyển sang màu nâu đậm và lan dần xuống gốc lúa. Khi bệnh ở giai đoạn cuối, vết bệnh sẽ bị thối nhũn, hoạt tử. Vết bệnh trên tất cả bẹ lá có màu nâu đậm sau đó chuyển sang màu nâu đen làm cây mạ bị thối.

    • Trên hạt: ở giai đoạn lúa trổ đến chín sữa là thời kỳ mẫn cảm, vi khuẩn dễ tấn công gây hại nhất vào hoa và vỏ hạt. Ban đầu ở phần vỏ trấu của phôi hạt đổi màu, bên ngoài vỏ vết bệnh nhanh chóng lây lan và pháp triển. Ở trên hạt chúng ta dễ dàng nhận ra được sự khác biệt giữa mô khoẻ và mô bệnh bằng một đường nâu cắt ngang trên vỏ hạt. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn thì vỏ trấu có vàng nhạt, lép hát hoàn toàn, có màu trắng đục và dễ gãy.

Hạt lúa bị bệnh

Khi cả bông lúa bị nhiễm bệnh, bông lúa thường đứng thẳng trông giống như sâu dục thân gây bệnh nhưng khác ở chỗ vỏ trấu có màu vàng nhạt.

IV. Nguyên nhân gây bệnh

    • Bệnh lem lép hạt lúa do 1 loại vi khuẩn Pseudomonas glumae hay có tên gọi khác là Burkholderia glumae gây nên.

Vi khuẩn Pseudomonas

    • Hình thái của vi khuẩn có hình trụ với 1 – 3 lông roi ở một đầu, kích thước 1,5-2,5×0,5-0,7 micromet. Là 1 loại vi khuẩn gram âm. Vi khuẩn có vỏ bọc, không sinh nha bào.

    • Ở trong môi trường nuôi cấy nhân tạo khuẩn lạc có màu trắng sữa, hơi vàng vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ 11 đến 14 độ C, phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ 30 – 35 độ C và chết ở nhiệt độ 70 độ C.

V. Điều kiện phát sinh của bệnh hại

    • Bệnh lem lép hạt phát sinh ở mọi mùa vụ và xuất hiện thường ở khu vực Bắc Bộ nhiều hơn, đặc biệt và thời kỳ lúa trổ sớm.

    • Bệnh hại phát triển mạnh mẽ ở nhiệt độ cao. Bệnh thường xuất hiện lúc lúa chín sữa, nếu bị sớm từ 4 – 5 ngày sau trổ( tỷ lệ trổ trên 40%) thì mức độ gây hại của bệnh sẽ nặng hơn ở các giai đoạn sau. Mức độ nhiễm bệnh giảm dần sau 11 ngày trổ tức là khi bệnh xuất hiện từ ngày thứ 20 -25 đến lúc lúa chín sắp khả năng gây bệnh của vi khuẩn sẽ chậm hơn hay gần như không phát triển.

    • Những ruộng bón phân không cân đối, thừa đạm hoặc bón phân quá muộn thì khả năng nhiễm bệnh sẽ nặng hơn.

VI. Ảnh hưởng của bệnh

    • Bệnh làm giảm chất lượng hạt gạo do bị biến màu hay lép hạt. Nếu bệnh xâm nhập ở hạt sớm sẽ làm hạt bị lép hoàn toàn, còn ở giai đoạn muộn thì là hạt lửng.

    • Bệnh xảy ra làm giảm năng suất cũng như sản lượng của lúa. Có thể làm giảm tới 50% năng suất.

VII. Biện pháp phòng bệnh

a. Chọn giống

    • Chọn các loại giống khỏe mạnh có sức đề kháng cao.

    • Trước khi trồng cần xử lý hạt giống kỹ: Ngâm ủ phơi khô, loại bỏ những hạt biến màu, lép lửng bằng nước nóng khoảng 54 độ C trong 10 phút hoặc có thể sấy khô hạt ở nhiệt độ 65 độ C trong 6 ngày. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các loại thuốc hóa học xử lý hạt trên thị trường.

b. Biện pháp canh tác

    • Gieo cấy đúng mùa vụ, vệ sinh đất, khử độc hữu cơ, thau chua rửa mặn cho đất.

    • Gieo cây đúng mật độ không quá dày, để ruộng lúa đủ dinh dưỡng. Sạ thưa

    • Bón phân cân đối, hợp lý, bón đúng và bón đủ.

    • Cần phòng trừ cỏ dại trong ruộng cũng như trên bờ ruộng.

    • Thường xuyên thăm nom đồng ruộng nhất là ở thời kỳ trổ bông để kiểm soát tốt bệnh.

c. Biện pháp sinh học

    • Có thể dùng một số chế phẩm sinh học từ vi khuẩn để đối kháng như Bacillus subtilis, Pseudomonas Fluorescens,… Ngoài ra có thể sử dụng nấm đối kháng như Trichoderma spp.

    • Bà con cũng có thể một số côn trùng có lợi như bọ xít để tiêu diệt côn trùng gây hại hoặc làm giảm lây lan của bệnh hại

    • Sử dụng biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại (IPM).

d. Biện Pháp hoá học

    • Sử dụng một số loại thuốc trừ nấm có thành phần Propiconazole, Tebuconazole, Azoxystrobin, Difenoconazole, Kasugamycin, Streptomycin

    • Lưu ý cần tuân thủ liều lượng và thời gian cách ly trên khuyến cáo của nhà sản xuất.

    • Phun ở giai đoạn lúa vừa trổ thoát một vài bông và phun lại lần 2 sau khi lúa trổ đều để phòng ngừa cũng như bảo vệ cây lúa một các lâu dài.  Tuyệt đối không phối hợp, trộn thêm phân bón lá đặc biệt là thành phần đạm khi phun.

Một số sản phẩm quý bà con có thể tham khảo là:

Thuốc trừ bệnh Gold Vill

Thuốc trừ bệnh Azol 450SC

thuốc trừ bệnh Đặc trị rỉ sắt mắt cua

Thuốc trừ bệnh Vua Nấm Bệnh

Thuốc trừ bệnh DT Kin Bul

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0966.753.735
Chat Facebook
Gọi điện ngay