Bệnh Khô Vằn hại lúa

Thứ Hai, 19 Tháng Tám, 2024 309 lượt xem Chia sẻ bài viết:

I. Giới thiệu bệnh hại

    • Bệnh khô vằn ở lúa hay còn được gọi là bệnh đốm vằn, ung thư với tên khoa học là Rhizoctonia solani.

    • Bệnh thường xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, ít ánh sáng, là bệnh phổ biến thường gặp trên lúa. 

    • Bệnh gây hại lúa ở vụ hè thu và thu đông, bệnh làm giảm tới hơn 30% năng suất lúa.

II. Tác nhân gây bệnh

    • Bệnh do loài nấm Rhizoctonia solani sống ký sinh trong đất tấn công và lây lan ở dạng hạch nấm.

    • Bệnh khô vằn xảy ra ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến giai đoạn làm đòng và trổ bông. Nấm phát triển ở bẹ lá rồi dần phát triển lên lá đòng. 

    • Nấm bệnh có thể ký sinh trên nhiều loại cỏ dại và các cây trồng khác.

III. Đối tượng gây hại

    • Bệnh chủ yếu gây hại trên lúa. Ngoài ra bệnh còn có thể gây bệnh trên cây họ rau cải, bầu bí, ngô,…

IV. Triệu chứng bệnh hại

    • Bệnh biểu hiện ở những nơi như bẹn lá, phiến lá và cổ bông. 

    • Trên lá: vết bệnh biểu hiện có màu nâu hoặc màu xám, viền màu nâu đậm thường có hình dạng không đều và liên kết với nhau.

    • Trên thân: Vết bệnh có màu nâu và màu xám đen, xuất hiện ở các đốt và lan dần lên phần trên của cây. 

    • Trên bông: Bệnh có thể làm bông lúa bị lép, hạt lúa kém phát triển, không đều.

V. Nguyên nhân gây bệnh

    • Bệnh lây lan rất mạnh trong nước và thường xảy ra ở những giống lúa có khả năng chống chịu với bệnh hại kém. 

    • Bón phân thiếu cân đối thừa đạm ở giai đoạn đẻ nhánh và thúc đòng. Bón kali quá ít. 

    • Cỏ dại mọc nhiều là môi trường để lây lan bệnh.

VI. Điều kiện phát triển của bệnh

    • Bệnh phát triển mạnh ở môi trường nhiệt độ kèm độ ẩm cao từ 24 – 32 độ C. Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, lượng nước đồng ruộng dâng cao.

    • Bệnh phát sinh từ gốc lan dần lên bẹ, thân, lá và ngọn. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn làm đòng và trổ chín. 

VII. Mức độ ảnh hưởng

    • Lúa bị bệnh sẽ có biểu hiện xuất hiện các hình dáng loang lổ màu xanh xám, viền nâu sũng nước.

    • Bệnh gây nghẹn đòng, bông không thoát ra được làm tăng nguy cơ bị lem lép hạt lúa. Gây tổn thất nặng nề. 

VIII. Biện pháp phòng bệnh

a. Biện pháp chọn giống

    • Chọn giống lúa tốt, chịu được một số loại bệnh, giống lúa khoẻ

b. Biện pháp canh tác

    • Cuối mỗi mùa vụ cần xử lý đồng ruộng, xử lý những tàn dư những cây bị bệnh từ vụ trước, đốt rơm rạ sau thu hoạch để loại trừ mầm bệnh. 

    • Cày xới đất thật kỹ, dọn cỏ quanh ruộng, mương, ao hồ quanh khu vực đồng ruộng

    • Không gieo cấy trên những vùng đất đã  bị nhiễm bệnh khô vằn nặng. Cấy với mật độ vừa phải.

    • Bố trí hệ thống tưới tiêu phù hợp

    • Bón phân NPK phù hợp cân đối.

c. Biện pháp sinh học

    • Sử dụng các chế phẩm trừ nấm trichoderma, Bacillus Subtilis để kiểm soát nấm bệnh.

d. Biện pháp hoá học

    • Sử dụng các loại thuốc trừ nấm đặc hiệu như Validamycin, Hexaconazole, Propiconazole,…

    • Phun vào thời kỳ giai đoạn đầu khi bệnh mới xuất hiện. 

Một số sản phẩm Quý bà con có thể tham khảo là:

Gold Vill

Azol 450SC

Quét sạch vi khuẩn

DT – Kin Bul

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0966.753.735
Chat Facebook
Gọi điện ngay