Bệnh đạo ôn trên lúa

Thứ Năm, 26 Tháng Chín, 2024 284 lượt xem Chia sẻ bài viết:

1. Giới thiệu bệnh đạo ôn. 

    • Bệnh đạo ôn lúa do 1 loại nấm Pyricularia Cavara gây nên. Là một loại bệnh hại cực kỳ nguy hiểm ở nước ta cũng như trên thế giới. 

    • Bệnh gây hại ở hầu hết tất cả các bộ phận và mọi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

    • Bệnh có 2 loại là đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông

    • Bệnh tấn công ở giai đoạn mạ, giai đoạn sau gieo sạ đến trước trổ bông là bệnh đạo ôn trên lá hay còn được gọi là bệnh cháy lá. 

    • Đạo ôn cổ bông là giai đoạn bệnh tấn công ở cổ lá, cổ bông.

2. Đối tượng gây hại

    • Bệnh gây hại chủ yếu ở trên lúa, phát triển lây lan lên trên khắp tất cả các bộ phận của cây( từ đốt thân cổ lá, lá, cổ bông và hạt)

3. Triệu chứng của bệnh hại

    • Bệnh xuất hiện ở hầu hết các bộ phận của cây lúa như lá, bẹ lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié, hạt. Bệnh cũng tấn công ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây từ từ thời kỳ mạ non đến trổ chín.

    • Bệnh đạo ôn lá: Vết bệnh ban đầu nhỏ, tế bào phần giữa vết bệnh bị hoại tử và khô xám, sau đó vết bệnh lớn dần, có hình thôi. Khi bệnh nặng các vết bệnh liên kết với nhau tạo thành vết bệnh lớn làm cháy lá hoàn toàn.

    • Trên đốt thân: Có màu nâu vây quanh, làm đốt thân bị khô và teo lại, các đốt thân gần gốc bị mục làm cây lúa dễ ngã.

    • Đạo ôn cổ bông: Vệ bệnh là những chấm nhỏ màu đen, ở giai đoạn cổ giáp tai lá, sau đó lan rộng lớn dần làm cổ bông bị héo, tăng khả năng gãy gục.

    • Ở hạt: Vết bệnh có màu nâu xám, thường không định hình. Hạt bệnh thường lép lửng. Nấm thường ký sinh trong vỏ hạt, vỏ trấu và là mầm bệnh truyền từ vụ này sang vụ khác

4. Nguyên nhân gây bệnh

    • Bệnh do nấm Pyricularia Cavara gây ra. Nấm bệnh tồn tại ở dạng bào tử hoặc sợi nấm trong lúa chét, rơm rạ, các loại cỏ. Ở điều kiện khô ráo, bào tử nấm tồn tại được hơn 1 năm với sợi nấm là gần 3 năm

    • Nấm thường sản sinh ra các cụm cành từ 3 đến 5 chiếc. Cành bào tử nấm Pyricularia Cavara phân sinh có hình trụ, hơi gấp khúc và đầu cành nhọn, đa bào không phân nhánh. 

    • Bào tử phân sinh thường có 2 -3 ngăn ngang, hình quả lê hoặc nụ sen. Bào tử không có màu kích thước khoảng từ 19-23×10-12 micromet. Bào tử chủ yếu phát sinh vào ban đêm có thể phát tán bay cao đến 24m thậm chí lên đến 10.000m.

    • Quy trình phát tán của nấm bệnh: 
        • Bệnh chủ yếu phát tán qua không khí (gió). Sau 1 ngày bào tử nấm nảy mầm khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào các mô cây, bắt đầu xuất hiện các vết châm kim sau 2 ngày và sản sinh bào từ sau 5 -7 ngày xâm nhập. Trong quá trình xâm nhập mô cây nấm sẽ tiết ra các độc tố hoà tan trong nước và gây chết tế bào làm cho sự sinh trưởng của cây bị kìm hãm, gây bệnh cho lúa xuất hiện vết mắt én.

        • Mỗi mắt én chứa và phóng thích khoảng 2000 đến 6000 bào tử trên ngày và lây lan rất nhanh. 

5. Điều kiện phát triển của bệnh

    • Bệnh phát triển ở nhiệt độ 10- 30 độ c cùng độ ẩm trên 80%. Nguồn bệnh tồn tại sẵn ở rường động và phát triển mạnh khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết mát mẻ, trời nhiều may, ít nắng. 

    • Ở những ruộng sử dụng giống lúa nhiễm bệnh, thiếu dinh dưỡng, hay sạ quá dày cũng là 1 trong những điều kiện thuận lợi phát triển của nấm bệnh gây hại nặng. 

    • Ruộng gieo cấy thiếu dinh dưỡng độ ẩm tăng cao, bón thừa phân thừa đạm, bón muộn

6. Mức độ ảnh hưởng của bệnh

    • Bệnh làm cho lá cây bị khô, cháy, trổ bông kém, bông dễ gãy, hạt lúa bị lép thậm chí là mất mùa.

7. Biện pháp phòng ngừa

a. Chọn giống

    • chọn giống khoẻ có khả năng kháng lại sau bệnh

    • Trước khi trồng cần xử lý hạt giống kỹ: Ngâm ủ phơi khô, loại bỏ những hạt biến màu, lép lửng bằng nước nóng khoảng 54 độ C trong 10 phút. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các loại thuốc hóa học xử lý hạt trên thị trường.

b. Biện pháp canh tác

    • Luân canh cây lúa với các cây trồng khác để giúp tiêu diệt nấm tồn tại trong tàn dư thực vật

    • Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch các tàn dư cây bệnh ở những vụ trước khi gieo cấy. Cần xử lý cỏ dại quanh bờ, kênh mương ruộng.

    • Không cấy, sạ quá dày, bón phân cân đối hợp lý đúng thời điểm

    • Thăm đồng thường xuyên đặc biệt ở giai đoạn làm đòng đến thời kỳ trổ để phát hiện bệnh sớm. 

 c. Biện pháp sinh học

    • Có thể dùng một số chế phẩm sinh học từ vi khuẩn để đối kháng như Bacillus subtilis, Pseudomonas Fluorescens,… Ngoài ra có thể sử dụng nấm đối kháng như Trichoderma spp.

    • Bà con cũng có thể một số côn trùng có lợi như bọ xít để tiêu diệt côn trùng gây hại hoặc làm giảm lây lan của bệnh hại

    • Sử dụng biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại (IPM).

d. Biện pháp hoá học

    • Sử dụng một số loại thuốc trừ nấm có thành phần Propiconazole, Tebuconazole, Azoxystrobin, Difenoconazole, Kasugamycin, Streptomycin

    • Lưu ý cần tuân thủ liều lượng và thời gian cách ly trên khuyến cáo của nhà sản xuất.

Một số sản phẩm bà con có thế tham khảo:

Thuốc trừ bệnh Vua Nấm Bệnh

Thuốc trừ bệnh Kasugacin 3sl

Thuốc trừ bệnh Gold Vill

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0966.753.735
Chat Facebook
Gọi điện ngay