“Bệnh bạc lá ở lúa – Cơn sốt đe doạ lớn với Bà con nông dân”
Trong nông nghiệp, cây Lúa là một cây trồng đặc biệt quan trọng đối với nước ta nói riêng và các nước châu á cũng như toàn thế giới nói chung. Tuy nhiên việc trồng và chăm sóc không phải lúc nào cũng dễ dàng. Một trong những đe doạ cực lớn đối với cây lúa là bệnh bạc lá. Bệnh bạc lá không chỉ làm giảm năng suất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng hạt lúa, gây lo lắng và thiệt hại lớn cho bà con nông dân.
Làm rõ nguyên nhân, triệu chứng, các biện pháp phòng ngừa là vô cùng cần thiết. Trong bài viết hôm nay Đức Thành sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh bạc lá từ đó giúp bà con nông dân có những giải pháp phòng ngừa mối đe doạ này!
I. Giới thiệu bệnh bạc lá
-
- Bệnh bạc lá lúa hay còn được gọi bệnh cháy bìa lá lúa là bệnh xảy ra phổ biến và tăng nhanh trên diện rộng. Bệnh bạc lá do một loại vi khuẩn Xanthomonas campestris gây nên.
-
- Bệnh thường xảy ra gây hại ở hầu hết các bộ phận của cây và các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Đặc biệt bệnh thường xuyên xuất hiện ở trên các giống lúa cao sản và gây giảm năng suất cũng như có thể mất trắng vụ nếu bệnh trở nặng
II. Đối tượng gây hại
-
- Bệnh xảy ra chủ yếu ở trên lúa, giống cao sản và trên các bộ phận của lá.
III. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh hại
-
- Bệnh xuất hiện ở phiến lá khi đang còn ở giai đoạn mạ và rõ nhất ở lá khi cây lúa đẻ nhánh đến trổ bông, chín sữa
-
- Bệnh đầu tiên xuất hiện ở 2 mép lá, lây lan từ chóp lá. Ở tại các vết bệnh thường xuất hiện các dịch màu vàng li ti vào sáng sớm, chiều tối làm lá lúa bị khô mất khả năng quang hợp. Tại rìa lá có các đường gợn sóng, phiến lá bị khô trắng.
-
- Bệnh xuất hiện ở 3 triệu chứng điển hình như:
-
- Cháy bìa lá: Thường xuất hiện vào giai đoạn lúa trổ. Trên các phiến lá cách chóp lá một khoảng, tạo thành các sọc dài úng nước, sau vài ngày vết bệnh chuyển vàng, bìa lá gợn sóng sau cùng trở thành màu trắng do sự phát triển của nấm hoại sinh.
-
- Héo xanh: bệnh này do vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương ở lá hoặc có thể qua vết thương ở rễ và xuất hiện ở 1 – 2 tuần sau cấy. Lá bị bệnh cuốn tròn dọc theo gân lá, bẹ lá có màu xanh xám gây héo, làm chết cây, làm làm lúa bị lùn.
-
- Vàng lá: xuất hiện ở thời điểm cây đã lớn, là non có màu vàng nhạt hoặc các sọc to màu xanh vàng đến vàng tại các phiến lá. Triệu chứng này thường xảy ra sau 20 – 30 ngày vi khuẩn xâm nhập.
-
- Bệnh xuất hiện ở 3 triệu chứng điển hình như:
IV. Nguyên nhân bệnh hại
-
- Là do nấm Xanthomonas campestris pv gây nên.
-
- Hình thái của nấm bệnh: Có kích thước 1 – 2 x 0,5 – 0,9 micromet, có dạng hình gậy, hai đầu hơi tròn, có một lông roi.
-
- Vi khuẩn gây bệnh lây lan từ nguồn nước, khi tiếp xúc với bề mặt qua vết thương để sản sinh và lan rộng.
V. Điều kiện phát triển của bệnh hại
-
- Bệnh thường phát sinh mạnh ở điều kiện thời tiết nóng ẩm, đặc biệt là vụ hè thu.
-
- Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn sinh trưởng là 26 – 30 độ C. Vi khuẩn có thể sống được trong môi trường pH 5,7 – 8,5.
VI. Mức độ ảnh hưởng của bệnh
-
- Mức độ ảnh hưởng của bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, giai đoạn gây bệnh, mức độ của bệnh.
-
- Khi mắc bệnh lá đòng sẽ sớm tàn, lá xơ xác. Chết khô, làm tăng tỷ lệ hạt lép, làm giảm năng suất cũng như chất lượng lúa.
VII. Biện pháp phòng ngừa
a. Chọn giống
-
- Chọn các loại giống có khả năng chống chịu tốt với bệnh. Những vùng thường có bệnh xuất hiện nặng cần điều chỉnh cơ cấu giống lúa.
-
- Không sử dụng những giống ở những ruộng bị bệnh ở vụ trước.
-
- Gieo sạ và cấy hợp lý theo tình hình thời tiết cũng như mùa vụ, không gieo cấy, sạ với mật độ quá dày.
b. Biện pháp canh tác
-
- Vệ sinh xử lý đồng ruộng trước khi gieo sạ, cấy.
-
- Xử lý giống kỹ trước khi sạ để nâng cao khả năng chống chịu với bệnh.
-
- Áp dụng biện pháp canh tác phù hợp như SRI. Cấy thưa, bón lót sâu, bốn thúc sớm và cân đối. Tập trung bón đầu nặng cuối nhẹ để tạo cho lúa sinh trưởng tốt tăng khả năng chống chịu bệnh.
-
- Đối với những vùng bị bệnh cần ưu tiên bón lân và kali để tăng độ cứng cáp cho cây. Bón lót sâu, bón thúc vào 7 – 10 ngày sau cấy.
-
- Đảm bảo ruộng đủ nước giúp cây cứng cáp, lá lúa dày khỏe.
-
- Thường xuyên thăm nom đồng ruộng để phát hiện bệnh. Khi phát hiện bệnh cần điều chỉnh mực nước ở 3 – 5 cm và dừng bón phân, các thuốc kích thích sinh trưởng.
c. Biện pháp hoá học
-
- Bà con cần sử dụng một số sản phẩm có hoạt chất: Kasugamycin, streptomycin sulfate,…
Một số sản phẩm của Đức Thành bà con có thể tham khảo là:
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống sâu đục quả trên cây vải
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống bọ xít trên cây vải
Quảng bá thanh long chế biến tại Hòa Kỳ
Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Phòng Ngừa Bệnh Rầy Xanh
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống rệp sáp trên cây vải
Cụ bà sở hữu vườn cây ăn quả thu nhập tiền tỷ mỗi năm
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống rầy mềm trên cây cam
Bệnh đốm đen trên cây cam