Có 2 loài bọ xít hôi (BXH) hại lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long:
- Loài Leptocorisa acuta có chiều dài thân trung bình ~13 mm, với 2 đốm nâu đen đặc trưng ở hai bên phía sau của đốt ngực trước (Hình 1).
- Loài L. oartorius có chiều dài thân ~19 mm (Hình 2). Trong khảo sát trên ruộng lúa ở Vĩnh Long vừa qua chỉ thấy loài này hiện diện.
Bọ xít hôi (BXH) (cả ấu trùng và trưởng thành) gây hại bằng cách chích hút nhựa cây lúa từ giai đoạn trước trổ cho đến hạt ngậm sửa (đến hơi đặc).
Đặc biệt gây hại nghiêm trọng giai đoạn ngậm sữa làm cho hạt không đầy (lững hoặc lép) và mất màu. Triệu chứng gây hại có thể bị nhầm với trường hợp lúa bị bù lạch (bọ trĩ) hại bông.
BXH thuộc nhóm côn trùng crepuscular, hoạt động mạnh trong điều kiện ánh sáng yếu (twilight) lúc sáng sớm và chiều muộn. Chúng thường lẫn trốn trong cỏ hoặc dưới tán lá lúa lúc trời sáng nhiều. Trưởng thành cái đẻ trứng dọc theo gân chính ở mặt dưới lá.
BXH thường gây hại nặng khi:
- Ruộng lúa gần vườn cây, gần nơi hoặc bờ ruộng có nhiều cỏ dại; ruộng có nhiều cỏ dại.
- Đồng lúa xuống giống không đồng loạt.
- Ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm (tán lá rậm rạp, BXH sẽ lưu trú tại ruộng).
- Thời tiết ấm, trời nhiều mây âm u và có mưa phùn. Ở ĐBSCL, BXH thường gây hại nặng trong các vụ hè-thu và thu-đông. Hiện tại BXH đang phát triển mạnh. Các ruộng lúa trổ trong giai đoạn gần đây cần chú ý sự gây hại của BXH.
Quản lý sự gây hại của BXH:
- Xuống giống đồng loạt với mật độ sạ và lượng sử dụng phân bón phù hợp (căn chỉnh tùy vào mùa vụ và vùng đất); đánh rảnh nước trên ruộng; tránh sạ dày và bón thừa phân đạm.
- Làm cỏ ruộng và cỏ bờ.
- Giữ thiên địch trên đồng ruộng (theo các khuyến cáo của Cục BVTV).
- Thường xuyên thăm ruộng vào giai đoạn trước trổ khoảng 1 tuần cho đến khi hạt vào chắc (cong trái me). Ra đồng lúa vào sáng sớm quan sát sự hiện diện của BXH. Đặc biệt giai đoạn lúa gần trổ mà thời tiết ấm, trời âm u và có mưa phùn thì càng cần chú ý sự gây hại của BXH. BXH có tập quán đậu ở phần trên (gần ngọn) của bông lúa vào lúc sáng sớm, khi bị quấy rối chúng sẽ bay từng đoạn ngắn, dùng vợt bắt và giết có thể tốn nhiều công lao động, nhưng là giải pháp có hiệu quả.
- Ngưỡng can thiệp đối với BXH theo IRRI là 10 con/20 bụi (hill). Theo khuyến cáo của Plantwise là 3 con/m2 (?). Có thể phun chế phẩm nấm xanh (Mẹtarhizium spp.) hoặc dịch trích trích 0,5% – 1,0% thân rễ cây thủy xương bồ (Acorus sp.) hoặc các loại thuốc trừ sâu chuyên biệt để phòng trị BXH. Cần xử lý vào lúc chiều mát.
Nguồn: Khoa Hoc Nong Nghiep Mekong
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Phòng Ngừa Bệnh Rầy Xanh
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống rệp sáp trên cây vải
Cụ bà sở hữu vườn cây ăn quả thu nhập tiền tỷ mỗi năm
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống rầy mềm trên cây cam
Bệnh đốm đen trên cây cam
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống bọ xít trên cây cam
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống sâu vẽ bùa trên cây cam
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống rệp sáp trên cây cam