Khi bà con canh tác và trồng trọt trên ruộng vườn thì có thể gặp phải rất nhiều các loại sâu bệnh, các loại nấm mốc trên cây trên lá và kể quả trên quả và bệnh sương mai cũng không ngoại lệ nó cũng là một vấn lo trong khi canh tác của bà con. Vậy bệnh sương mai là gì? bệnh xuất hiện từ đâu?.
Trong bài viết này mời các bạn cùng Đức Thành tìm hiểu sâu về loại bệnh này và cách phòng tránh bệnh nhé!
1. Nguyên nhân gây bệnh sương mai trên cây cam
Bệnh sương mai thường phát sinh do điều kiện khí hậu không thuận lợi:
-
- Độ ẩm cao: Khi độ ẩm tăng cao đột ngột kiến nấm mốc phát triển nhiều trong môi trường ẩm ướt đó, rồi tích tụ dần dần gây ra bệnh trên cây. Nhiệt độ khiến Nấm dễ phát triển trong nhiệt độ từ 20-25 độ C
-
- Thiếu ánh sáng: do cây trồng có thể có nhiều cành nhỏ chia ra nhiều nhánh bé và các nhánh bé lại có nhiều lá cây khiến một số khu vực không đủ ánh sáng dễ tạo điều kiện cho nấm sinh sôi và phát triển.
-
- Tình trạng sức khỏe của cây: Trong nhiều trường hợp những cây bị yếu, kém phát triển, những cây không khỏe mạnh do không hấp thụ được dinh dưỡng, bị sâu bệnh hoặc chịu stress môi trường dễ bị mắc bệnh. Các lá, trái và cành bị bệnh hoặc đã rụng, nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ là nguồn lây nhiễm cho cây khác trong vườn. Nấm sương mai có thể lây lan qua gió, nước mưa, hoặc thậm chí từ dụng cụ nông nghiệp. Việc sử dụng cây giống không sạch bệnh cũng có thể góp phần vào sự lây lan.
Hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp người trồng cam có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời, từ đó giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do bệnh sương mai.
2. Triệu chứng của bệnh sương mai trên cây cam
Bệnh sương mai thường xuất hiện đầu tiên trên các lá non, với các triệu chứng sau:
Bệnh hại các bộ phận lá, thân, quả nhưng hại lá là chủ yếu.
Bệnh xuất hiện với các đốm vàng, bề mặt lá bị phủ một lớp bột phấn màu trắng hoặc xám. Đây là đặc điểm nhận biết chính của bệnh sương mai. Khi cây bị nấm bệnh sương mai tấn công, ở mặt trên và mặt dưới của lá thường xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng. Sau đó chúng chuyển sang màu nâu và lan rộng ra chạy dọc theo phần gân lá. Vết bệnh có hình thù bất định, thường là hình đa giác.
Bệnh chuyển nặng sẽ khiến lá hoàn toàn bị biến dạng, trở nên khô và dễ rách. Sau đó lá bị uốn cong lên, rụng sớm làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và sinh trưởng của cây khiến cây kém phát triển. Giữa mô bệnh và mô khoẻ của lá không có ranh giới ở mặt dưới lớp bệnh.
Ngoài lá, bệnh sương mai cũng có thể xuất hiện trên các cành non, làm cho cành bị ảnh hưởng trở nên yếu và dễ gãy. Bệnh có thể lan sang trái, gây ra các đốm hoặc vết nâu trên bề mặt trái, làm giảm chất lượng mẫu mã và giá trị của trái cam. Cây cam bị nhiễm bệnh thường có năng suất giảm sút do khả năng quang hợp kém và sức sống chung của cây bị ảnh hưởng.
3. Cách phòng ngừa và quản lý bệnh sương mai trên cây cam
Để bảo vệ cây cam khỏi bệnh sương mai, hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý sau:
Quản lý độ ẩm: Tránh tưới nước trực tiếp lên trên bề mặt lá để lá không bị quá ẩm so với nhiệt độ đặc biệt là vào buổi chiều tối, để giảm độ ẩm trên bề mặt lá. Cung cấp không gian thông thoáng giữa các cây để tăng cường lưu thông không khí, giúp lá nhanh khô và giảm độ ẩm cần thiết không cho cơ hội có sự phát triển của nấm.
Cắt tỉa cành lá: Thường xuyên chăm thực hiện cắt tỉa thường xuyên để loại bỏ các cành lá già, sâu bệnh, hoặc cành lá bị nhiễm bệnh. Việc này không chỉ giúp tăng cường ánh sáng cho toàn bộ cây trồng mà còn giảm khả năng phát tán các loại bệnh hại không tốt cho cây trồng chứ không phải đối với mỗi bệnh sương mai. Ngoài cắt tỉa thì cũng lên dọn dẹp các cành lá rụng khô héo hoặc cành đã chết xung quanh vườn vì đây cũng là một nơi trú ngụ của các tế bào nấm
Sử dụng thuốc trừ nấm: Khi phát hiện triệu chứng bệnh, nhưng bệnh tình đã lây la quá nhiều không thể sử dụng những biện pháp thông thường để loại bỏ ta có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm chuyên dụng theo hướng dẫn để kiểm soát sự phát triển của bệnh. Thuốc có thể là loại hữu cơ hoặc hóa học, lựa chọn phù hợp với quy trình canh tác.
Theo dõi thời tiết: Nên thường xuyên theo dõi các điều kiện thời tiết, đặc biệt là độ ẩm và nhiệt độ, để có thể dự đoán khả năng bùng phát của bệnh và có kế hoạch hành động kịp thời.
Giám sát thường xuyên: Theo dõi tình trạng sức khỏe của cây cam thường xuyên để phát hiện sớm các triệu chứng bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời. Kiểm tra cây trồng định kỳ để phát hiện sớm các triệu chứng bệnh. Việc xử lý kịp thời sẽ ngăn chặn sự lây lan sang các cây khỏe mạnh.
4. Tác hại của bệnh sương mai trên cây cam đối với con người
Việc đầu khi xuất hiện triệu chứng của bệnh sương mai mà chưa được hỗ trợ kịp thời Bệnh sương mai làm giảm khả năng quang hợp của lá cam, dẫn đến cây có năng suất thấp hơn. Việc này có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp trái cam cho người tiêu dùng, dẫn tới giá cả tăng cao. Khi cây bị nhiễm bệnh, trái cam có thể bị biến dạng, giảm chất lượng như hương vị, màu sắc, và lượng dinh dưỡng. Điều này có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và sức khỏe của con người do tiêu thụ thực phẩm kém chất lượng.
-
- Để kiểm soát bệnh sương mai, người nông dân thường sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc trừ nấm. Nếu không tuân thủ đúng quy định và thời gian cách ly sau khi phun thuốc, dư lượng thuốc hóa học có thể tồn tại trên trái cây, ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiêu thụ.
-
- Nông dân có thể cảm thấy lo lắng, căng thẳng như một kết quả của việc mất mùa hoặc chất lượng sản phẩm giảm sút do bệnh tật. Tâm lý này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của họ.
-
- Nấm gây bệnh sương mai có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại vi khuẩn và nấm bệnh khác, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn trên cây. Nếu không được kiểm soát, các bệnh này có thể gây thiệt hại lớn hơn cho cây và ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm.
-
- Sự lây lan của bệnh sương mai có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế trong ngành nông nghiệp, có thể ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động trong lĩnh vực sản xuất nông sản.
Bệnh sương mai trên cây cam là một mối nguy hại lớn cho người trồng cam. Việc nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa và kiểm soát sẽ giúp nông dân bảo vệ vườn cây của mình, đảm bảo năng suất và chất lượng trái cam. Tích cực áp dụng các biện pháp canh tác bền vững sẽ mang lại hiệu quả lâu dài trong việc quản lý bệnh.
Một số loại thuốc có thể dùng cho sương mai:
Thuốc trừ bệnh Alimet 80WG
DT Kin Bul
Vua Nấm Bệnh
AZ TOP
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Bệnh phấn trắng trên cây vải
Tạo giống cà chua lai kháng bệnh xoăn vàng lá
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống sâu đục quả trên cây vải
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống bọ xít trên cây vải
Quảng bá thanh long chế biến tại Hòa Kỳ
Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Phòng Ngừa Bệnh Rầy Xanh
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống rệp sáp trên cây vải
Cụ bà sở hữu vườn cây ăn quả thu nhập tiền tỷ mỗi năm