Những bước cần thiết để phục hồi cây trồng sau bão lụt 

Thứ Sáu, 27 Tháng Chín, 2024 218 lượt xem Chia sẻ bài viết:

Bão lụt vừa qua không chỉ gây ra những thiệt hại lớn về vật chất mà còn để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng và chất lượng đất. Những cơn gió mạnh và mưa kéo dài nhiều ngày khiến nhiều cây bị bật gốc, gãy cành, rụng lá và mất toàn bộ sản lượng trái, trái bị gió đánh rơi lả tả. Lũ lụt kéo dài trên diện rộng đã tác động đến hệ thống rễ, gây thối rễ, khó phục hồi, thậm chí làm chết cây. 

Khi nước rút, thời tiết nắng trở lại, cây trồng dễ bị sốc nhiệt, biểu hiện bằng tình trạng cây héo rũ, lá vàng, rụng lá, nặng hơn mất trắng cây trồng. Để đảm bảo cây trồng hồi phục một cách nhanh chóng và hiệu quả, việc bạn áp dụng các biện pháp phục hồi hợp lý đối với cây trồng là vô cùng quan trọng. 

Trong bài viết này, Đức Thành sẽ hướng dẫn bạn từng bước phục hồi cây trồng sau bão lụt và giới thiệu sản phẩm hỗ trợ để giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất trong việc chăm sóc cây trồng.

1. Đánh giá tình trạng của đất và cây trồng

Việc đầu tiên bà con cần xác định tình trạng ngập úng của cây trồng sau bão lụt, đất và cây có thể bị ngập úng rất nghiêm trọng. Đánh giá mức độ ngập úng để quyết định các biện pháp cải thiện dành cho cây.

Mỗi loại cây sẽ có sức chịu đựng khác nhau, nhưng khi lũ lụt ngập úng quá lâu khiến cây thiếu oxy ảnh hưởng đến rễ, khiến cây khó trao đổi khí và hấp thụ dinh dưỡng.

Khi cây trồng mất sức đề kháng, khả năng chống chịu kém, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập dễ dàng vào bên trong rễ gây hiện tượng thối rễ, làm cây trồng không thể hấp thụ nước và dinh dưỡng nuôi cây, cây mất sức và nếu không khắc phục kịp thời cây sẽ chết.

Chính vì vậy khi làm hoạt động kiểm tra đất rất quan trọng vì nó giúp đánh giá chất lượng đất, rồi từ đó đưa ra quyết định phù hợp cho việc trồng trọt, xem xét tình trạng rễ cây có bị tổn thương bị bệnh hay không rồi xây dựng hoặc phát triển môi trường cho cây. 

Chúng ta cần quan sát và kiểm tra các phần cây, lá xem xét các phần cây, lá bị hư hỏng, gãy đổ hoặc thối rễ hay không. Xác định mức độ tổn thương để có biện pháp xử lý kịp thời.

Biểu hiện khá rõ ràng của cây trồng bị khi bị ngập úng là bộ rễ sẽ bị tổn thương trước vì ngập quá lâu, bị hư hại trước sẽ dẫn đến biểu hiện trên thân cành lá.

Các biểu hiện đó là: Lá cây có màu xanh nhạt hoặc lá bị vàng úa, cành cây héo vì ngập úng, chồi non chậm phát triển, đôi khi lá có màu nâu. Rụng lá, kể cả lá non, rụng hoa và rụng quả, mà điều này sau khi ngập úng quá 2 ngày là sẽ thấy rõ tình trạng này và nó xảy ra rất nhanh khiến bà con cảm thấy lo lắng. 

Nếu như là cây có quả hãy kiểm tra xem quả còn có thể phát triển và đem ra thu hoạch không. Kiểm tra xem cây có mắc bệnh nấm mốc hay không để có thể tìm tới các nhà phân phối tìm cách trị liệu. 

2. Cải thiện hệ thống thoát nước

Tăng cường khả năng thoát nước

Việc cải thiện về hệ thống thoát nước khá là quan trọng, vì khi cây trồng bị ngập nước quá lâu sẽ khiến cây thiếu oxy suy giảm dinh dưỡng thì việc ta cần cải thiện về hệ thống thoát nước cho cây trồng này là việc cần thiết..

Sau khi nước rút, phải xả hết nước trong vườn trước tiên vì có những nơi vườn thấp dễ bị ứng đọng nước khó thoát nước tự nhiên, nên đào mương để thoát nước nhanh nhất có thể.

Sử dụng các biện pháp như đào rãnh thoát nước, cải thiện lớp đất mặt để tăng cường khả năng thoát nước,  để đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động hiệu quả để tránh ngập úng kéo dài.

Ngoài ra có thể thay đổi cấu trúc đất có thể thêm chất liệu cải thiện cấu trúc đất như phân hữu cơ hoặc vật liệu thoát nước để nâng cao khả năng thoát nước và giữ ẩm hợp lý.

Khi chúng ta đã thực hiện cải thiện tót hệ thống thoát nước cho cây trôingf thì nó sẽ phát huy tác dụng. Cải thiện chất lượng cây trồng phát triển trong đièu kiện thoát nước tốt. Hệ thống thoát nước hiệu uqar giúp nông dân giảm thiểu thiệt hại do thời tiết cực đoan.

Giám sát độ ẩm

Nếu như chúng ta không có máy đo độ ẩm cho cây hãy sử dụng tay để kiểm tra độ ẩm đất. Khi bạn nắm đất trong tay, đất có thể kết lại, bết dính, hoặc có thể dễ dàng tạo thành hình mà không bị vỡ thì đấy đang quá ẩm gây dính và bết khi cầm và tay cần cải thiện đất. Nếu đất ẩm và dễ nặn, có thể cây đang đủ nước. 

Về độ ẩm nếu đất quá ẩm thì ta cần giảm độ ẩm, hãy thực hiện các biện pháp làm khô đất nhanh chóng, chẳng hạn như sử dụng máy móc để làm thoáng đất hoặc cày xới đất.

3. Chăm sóc cây trồng đặc biệt

Cắt tỉa và xử lý hư hỏng cho cây

Cắt tỉa cây trồng sau bão là một việc cần thiết đối với cây, những cành cây, chiếc lá bị ảnh hưởng do gió bão, do ngập úng chúng ta cần phải cắt bỏ hết những phần cây hư hỏng hoặc khô gãy đó để cây có thể tập trung vào việc phục hồi các phần khác cho cây, giúp các phần cây có ít tổn thương hơn.

Xử lý bộ rễ ,xử lý các vấn đề liên quan đến rễ, chẳng hạn như cắt bỏ rễ bị thối và bổ sung chất dinh dưỡng để khuyến khích sự phát triển của rễ mới.

Thường xuyên kiểm tra cây để phát hiện dấu hiệu hư hỏng, như sâu bệnh, nấm mốc hoặc các triệu chứng khác, việc phát hiện càng sớm các sâu bệnh thì càng có cách phục hồi sớm thì cây trồng sẽ bớt sự tổn thương lại sẽ phát triển sẽ cho ta thu hoạch được trái ngọt vào vụ mùa. 

Theo dõi sự phát triển của cây trồng

Ngày thường chúng ta đã thường xuyên cần phải theo dõi cây trồng của mình rồi xem quả ra sao lá có bị sâu ăn không đất có thiếu nước có cần tưới nước hay không thì khi mùa bão lũ qua đi này thì ta càng phải tập trung theo dõi nhiều hơn.

Thường xuyên kiểm tra theo dõi sự phát triển của cây trồng và điều chỉnh các biện pháp chăm sóc khi cần thiết. Đảm bảo cây luôn được cung cấp đủ nước, đủ oxy, đủ dinh dưỡng và ánh sáng.

Nếu phát hiện sâu bệnh nghiêm trọng, hãy sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, nhưng lưu ý về liều lượng và cách sử dụng. Nếu quá lo lắng hãy liên hệ với các đại lý mà bạn hay tin dùng sử dụng để tìm cách tối ưu nhất cho cây trồng nhé.

4. Biện pháp xử lý

Tạo điều kiện thoát nước cho cây: Đào mương, đánh rãnh để nước rút nhanh. Đảm bảo rằng không còn nước đọng trong vườn cây.

Không giẫm đạp quá nhiều lên đất: Sau khi nước rút, không nên mang thiết bị nặng, người hoặc vật nuôi để giẫm đạp lên khu vực dưới gốc cây. Việc này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống của rễ cây, làm cây bị ngạt khí và có thể chết vì dất càng ngày càng lún sâu.

Xới đất: Sau khi đất khô, dùng cào cào lớp đất trên bề mặt để giúp không khí đi xuống dễ dàng và cung cấp oxy cho cây rễ hô hấp và hô hấp tốt hơn. Điều này rất quan trọng để rễ cây nhanh chóng phục hồi trở lại một cách nhanh chóng.

Không bón phân hóa học ngay lập tức: Sau khi nước rút, không sử dụng phân bón hóa học ngay. Chờ đến khi cây phục hồi hơn mới bắt đầu bón phân lại. Bón phân sớm có thể gây thêm căng thẳng cho cây, kích thích cây khiến cây bị sót và dễ mất cây.

5. Bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng

Sử dụng phân bón và sản phẩm hỗ trợ

Tại sao cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây sau khi mùa bão đi qua đã khiến cây bị tổn thương nặng nề các cây đổ ngã, rễ cây thì lung lay khỏi đất do gió quá mạnh, gió mạnh cũng khiến cây bị quật héo càng dễ dẫn đến bị tổn thương cần phải cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng để cây trồng hấp thụ và phát triển lại bình thường. 

Về việc cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng sau bão lụt, cây trồng cần thêm dinh dưỡng để hồi phục. Sử dụng phân bón, thuốc sinh học có chứa các khoáng chất và vi lượng cần thiết để cung cấp năng lượng cho cây.

Sản phẩm mà chúng tôi hỗ trợ bà con là sản phẩm Rồng Đỏ 350 từ Công ty TNHH nông nghiệp công nghệ cao Đức Thành là giải pháp hoàn hảo để bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng cho cây trồng sau bão lụt này. Sản phẩm này được thiết kế đặc biệt để cải thiện sức khỏe cây trồng và chất lượng rễ. 

Hướng dẫn sử dụng Rồng Đỏ 350

  • Liều lượng: 1.0 – 1.5 kg/ha
  • Cách dùng: Pha 100g cho 10 lít nước hoặc 250g cho 200 – 250 lít nước. Phun ướt đều tán lá cây trồng  theo tỷ lệ khuyến nghị để giúp cây hồi phục nhanh chóng.
  • Lượng nước phun: 500 lít/ha.
  • Thời gian cách ly: 7 ngày sau phun.

Giải pháp hỗ trợ từ Rồng Đỏ 350

Để giúp bạn phục hồi cây trồng sau bão lụt một cách hiệu quả, Công ty TNHH nông nghiệp công nghệ cao Đức Thành cung cấp Rồng Đỏ 350, một sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết và cải thiện chất lượng rễ.

  • Về lợi ích của Rồng Đỏ 350:
  • Cung cấp dinh dưỡng toàn diện: Đảm bảo cây trồng nhận đủ các khoáng chất và vi lượng cần thiết để phục hồi.
  • Tăng cường khả năng chống chịu: Giúp cây trồng chống lại các yếu tố bất lợi và thúc đẩy sự phát triển của rễ và lá mới.
  • Lợi ích lớn: Hỗ trợ cây trong việc phục hồi từ các tổn thương do bão lụt, cải thiện khả năng chống chịu và thúc đẩy sự phát triển của rễ và lá mới.

6. Phòng ngừa trong tương lai

Lên kế hoạch phòng ngừa cho cây trồng

Sau cơn bão yagi số 3 này mọi người lên cân nhắc khi mua cây giống cần chu đáo hơn cần chọn giống cây trồng có sức chống chịu tốt, có khả năng chịu bão sâu bệnh tốt nhất 

Cần lên kế hoạch cho các biện pháp an toàn dành cho cây trồng như hệ thống thoát nước tốt, lên lựa chọn các phương pháp làm vườn hiệu quả khoa học lên làm vườn theo kiểu đồng bằng để giảm thiểu tác động của bão khi có cơn bão đi qua.

Cần tìm hiểu và tin tưởng sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh, nấm mốc để có thể giúp cây trồng một cách nhanh nhất khi cần thiết. 

Theo dõi cập nhật thường xuyên vấn đề của cây trồng 

Theo dõi tình trạng cây trồng cập nhật thường xuyên các triệu chứng, kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu của sâu bệnh và thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời tránh cây bị tổn thương.

Ngoài cập nhật tình hình cây trồng thì bà con lên thường xuyên xem dự báo thời tiết để tránh những tình trạng rủi ro nhất đến với cây trồng của mình nhé.

Một số loại thuốc trị thối rễ cho cây trồng

Metalaxyl: Là một loại thuốc trừ nấm có hiệu quả cao trong việc kiểm soát các bệnh do nấm gây ra.

Trichoderma: Là một loại nấm có ích, thường được sử dụng như chế phẩm sinh học để kiểm soát nấm gây bệnh.

Carbendazim: Là một hoạt chất trừ nấm có tác dụng phòng và chữa nhiều loại bệnh thối rễ do nấm gây ra.

Phục hồi cây trồng sau bão lụt là một quá trình đòi hỏi sự chăm sóc và đầu tư thời gian. Hy vọng rằng những hướng dẫn và mẹo hữu ích trong bài viết này sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất khi chăm sóc vườn cây của mình. Hãy để  Công ty TNHH nông nghiệp công nghệ cao Đức Thành đồng hành cùng bạn trong hành trình phục hồi và phát triển nông nghiệp bền vững.

Nếu bạn đang tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để phục hồi cây trồng sau bão lụt, hãy liên hệ với chúng tôi qua 0966.753.735 hoặc gửi email đến ducthanhagri@gmail.com. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn và cung cấp các giải pháp tốt nhất để cây trồng của bạn luôn khỏe mạnh và bội thu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0966.753.735
Chat Facebook
Gọi điện ngay