Bệnh thán thư trên cây ớt

Thứ Hai, 12 Tháng Tám, 2024 386 lượt xem Chia sẻ bài viết:

I. Giới thiệu bệnh hại

Bệnh thán thư trên ớt là bệnh phổ biến, gây thiệt hại lớn do 1 loại nấm Colletotrichum Spp gây ra. Gây ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của cây, giảm khả năng sinh trưởng, chất lượng nông sản.

II. Đối tượng gây hại

Nấm Colletotrichum Spp gây ra gồm các loại như Colletotrichum capsici,  Colletotrichum gloeosporioides,…

III. Dấu hiệu của bệnh hại

Bệnh gây hại ở hầu hết bộ phận của cây: 

    • Trên lá: xuất hiện các đốm nhỏ tròn hoặc bầu dục, màu nâu vàng hoặc đen. Các đốm này có thể kết hợp thành các vết bệnh lớn hơn, làm cho lá bị khô và rụng. 

    • Trên thân và cành: Các vết bệnh dưới dạng tròn hoặc bầu dục, màu nâu làm cho thân và cành yếu, dễ gãy. 

    • Trên quả; Các đốm màu nâu đỏ hoặc đen nhỏ xuất hiện trên bề mặt quả, sau đó lan rộng lõm vào. Khi bệnh nặng thì quả bị nứt, biến dạng và rụng. 

IV. Nguyên nhân gây bệnh

    • Bệnh do Colletotrichum Spp gây ra. Với 2 loài gây hại chính là Colletotrichum gloeosporioides và Colletotrichum capsici. Đây là 2 loại điển hình làm quả thối và hỏng nhanh. Hai loại này thường có màu xám, phồng ở giữa và xẹp đều ra ngoài. 

    • Nấm có nhánh và đa bào thường có màu sắc nâu nhạt. Các cành hình thành với số lượng lớn và là các vòng tròn đồng tâm có thể nhìn thấy rõ rệt. Đĩa cành thường có bán kính 35 – 100 micromet màu nâu sẫm, hình trụ thẳng, có vách ngăn, gốc phòng và thon hướng về đỉnh. 

V. Điều kiện phát triển của bệnh

    • Nấm gây hại có thể ủ trong cây rất lâu và có thể phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi như mưa nhiều, thời tiết nóng, độ ẩm cao. 

    • Trồng trong mật độ dày, lạm dụng vi lượng đạm

    • Nấm phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C trong điều kiện mưa kéo dài, sương mù và độ ẩm cao,..

VI. Mức độ ảnh hưởng của bệnh

    • Bệnh xâm nhập vào đồng ruộng từ các cây trồng đã bị nhiễm bệnh trước đó, bệnh cũng có thể lan truyền nhờ côn trùng, cỏ dại, nước tưới. 

    • Bệnh thán thư thường gây hại trong mùa mưa và thời kỳ sinh trưởng tạo quả trái của cây làm trái rụng, gây thất thu lớn.

VII. Biện pháp phòng bệnh

a. Chọn giống

    • Chọn các loại giống kháng bệnh tốt và chưa bị bệnh.

b. Biện pháp canh tác

    • Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, tu gom các tàn dư có nguy cơ lây bệnh.

    • Làm luống cao, thoát nước tốt, không sử dụng phân bón và tưới tiêu quá mức. 

    • Sử dụng các loại phân bón hữu cơ trộn lẫn với chế phẩm sinh học trichoderma. 

    • Luân canh cây trồng liên tục.

c. Biện pháp sinh học

    • Sử dụng vi sinh vật đối kháng như trichoderma spp

    • Các chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn như Bacillus subtiliss.

d. Biện pháp hoá học

    • Lưu ý cần tuân thủ liều lượng và thời gian cách ly trên khuyến cáo của nhà sản xuất.

Một số sản phẩm của công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao Đức Thành quý bà con có thể tham khảo là:

Vua nấm bệnh

Ong vàng

Thần Y

DT – Kin Bul

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0966.753.735
Chat Facebook
Gọi điện ngay