Bộ NN- PTNT vừa phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, diện tích cây công nghiệp chủ lực (cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, dừa) cả nước đạt từ 2,1 đến 2,3 triệuha
Trong đó, sản lượng cà phê nhân đạt 1,8 đến 2 triệu tấn, mủ cao su thô 1,3 đến 1,5 triệu tấn, chè búp tươi 1,2 đến 1,4 triệu tấn, hạt điều 360 đến 400 nghìn tấn, hồ tiêu 180 đến 230 nghìn tấn và dừa 2,1 đến 2,3 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sáu cây công nghiệp chủ lực đạt từ 14 đến 16 tỷ USD.
Nước ta có thế mạnh về phát triển cây công nghiệp lâu năm do đất đai, khí hậu và hệ sinh thái cây trồng đa dạng, phù hợp. Trong đó, các loại cây công nghiệp chủ lực như: Cà phê, cao su, chè, điều, tiêu và dừa thích hợp với nhiều vùng, nhiều địa phương.
Phát triển cây công nghiệp chủ lực là một thế mạnh của nông nghiệp nước ta để phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng.
Tuy nhiên, việc phát triển các cây công nghiệp chủ lực vẫn còn những hạn chế, thách thức như sản xuất vẫn còn manh mún, không theo quy hoạch, chạy theo thị trường dẫn đến tình trạng được mùa, rớt giá. Bên cạnh đó, sản phẩm chủ yếu vẫn ở dạng thô; liên kết giữa người sản xuất, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nhà khoa học còn yếu và lỏng lẻo; ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất chưa nhiều dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao và giá trị gia tăng thấp.
Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 với những giải pháp nhằm phát triển bền vững góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành nông, lâm, thủy sản, hiệu quả sản xuất, đời sống dân cư nông thôn và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, các địa phương cần xác định vùng sản xuất cây công nghiệp chủ lực trong phương án quy hoạch; rà soát diện tích trồng cây công nghiệp chủ lực (nhất là cây cà phê, hồ tiêu) trên những vùng đất không phù hợp, kém hiệu quả để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra sản phẩm có thị trường tiêu thụ, với giá trị cao hơn.
Đối với người dân cần chủ động liên kết doanh nghiệp thông qua các hợp tác xã và tổ hợp tác để phát triển vùng nguyên liệu sản xuất cây công nghiệp chủ lực; thực hiện sản xuất theo quy trình GAP và tương đương, gắn với xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm…
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống sâu đục quả trên cây vải
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống bọ xít trên cây vải
Quảng bá thanh long chế biến tại Hòa Kỳ
Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Phòng Ngừa Bệnh Rầy Xanh
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống rệp sáp trên cây vải
Cụ bà sở hữu vườn cây ăn quả thu nhập tiền tỷ mỗi năm
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống rầy mềm trên cây cam
Bệnh đốm đen trên cây cam